Bến Tàu Buýt Linh Đông

Bến Tàu Buýt Linh Đông

Sở Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí MinhTrung tâm Quản lý giao thông công cộng Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí MinhTrung tâm Quản lý giao thông công cộng Thành phố Hồ Chí Minh

Gợi ý trang phục check in tại các ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông ‘chất như nước cất’

Có thể rất nhiều bạn đã phát hiện ra rằng, ở mỗi một ga tàu khác nhau sẽ được thiết kế theo một tông màu khác nhau như: ga Cát Linh sẽ có màu xanh dương, ga La Thành có màu đỏ tươi, ga Phùng Khoang có màu vàng, còn ga Yên Nghĩa hay Văn Quán thì có màu xanh lá đậm nhạt khác nhau…Nên để các bức ảnh check in ở ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông được hút mắt nhất thì bạn có thể mix trang phục theo màu tường của ga.

Ví dụ: với bức tường màu đỏ tươi thì những bộ trang phục màu đỏ đô mix với màu trắng vừa tone sur tone vừa không bị chìm vào màu tường sẽ cực kỳ ấn tượng, với tường màu xanh dương thì trang phục trắng kết hợp xanh pastel sẽ rất mắt mắt, với màu xanh lá hơi úa vàng thì những bộ đồ mang hơi hướng vintage có màu nâu, cam cùng trắng sẽ cực kỳ phù hợp…

Tuy nhiên, với mỗi một lần trải nghiệm check in ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông thì đa phần các bạn sẽ thăm thú nhiều ga khác nhau luôn 1 thể nên việc thay đổi nhiều trang phục như thế sẽ là rất phức tạp. Vậy nên, trang phục màu trắng – đen sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất, nó có thể phù hợp với mọi background và mọi phong cách.

Và để tiện cho cả việc di chuyển nữa thì các bạn hãy lựa chọn phong cách năng động, hiện đại và gọn gàng, tránh váy áo quá thướt tha lòe xòe hay dài quét đất. Hoặc có thể hóa thân thành quý cô, quý ông công sở với áo sơ mi phối áo măng tô dài, mix thêm các đạo cụ như tờ báo, cuốn sách hay chiếc ô nữa…thì u là trời đẹp “chất ngất” luôn ý chứ.

Đặc biệt, có nhiều người nhận xét tàu điện Cát Linh – Hà Đông là địa điểm khá “phim ảnh” nên bạn cũng có thể hóa thân thành những cô cậu học trò trẻ trung tinh nghịch, hay độc đáo hơn nữa là chú Vô Diện trong phim hoạt hình Spirited Away cũng là ý tưởng không tồi đâu nhé.

Bật mí ngoài lề một chút, nếu đã chụp xong mà thấy ánh sáng của bức ảnh chưa ưng ý lắm, chưa ra được màu thanh xuân mà bạn muốn thì hãy can thiệp một chút bằng các công cụ chỉnh sửa ảnh hiện nay như: picsart, sapseed, lightroom hay foodies…nhé. Chỉ cần tăng độ sáng, vùng tối, độ bão hòa, đồng thời giảm vùng sáng, độ ấm và độ tương phản đi là best luôn rồi đấy.

Những góc check in ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông 'thần thánh' nhất

Các ga tàu điện trong tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đều được thiết kế theo mô hình metro nổi tiếng trên thế giới nên độ sang – xịn – mịn và độc đáo của nó là thứ mà chắc chắn bạn sẽ không thể tìm thấy ở một góc nào khác tại Hà Thành đâu nhé.

Trong đó, khu vực cầu thang lên sảnh ga là nơi thu hút được nhiều người dừng chân lại sống ảo nhất, bởi những bức tường gạch rực rỡ sắc màu, mỗi ga lại là một màu sắc khác nhau cùng việc thiết kế những đường thẳng đường chéo đan xen vào nhau tạo nên một không gian cực chất.

Theo kinh nghiệm check in ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông của các “thánh sống ảo” thì bạn nên tận dụng chiều sâu từ bậc thang và đường chéo của tay vịn như góc chụp từ trên xuống hoặc từ dưới lên để bức ảnh thêm phần hiện đại. Và với góc này thì bạn nên tạo dáng đang bước đi mà không nhìn vào ống kính trông sẽ càng “cuốn” hơn đấy.

Góc chụp được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn nữa là khu vực tầng 2 nơi bức tường có thiết kế các khe hở để ánh nắng chiếu vào. Với góc này thì nên chụp vào buổi sáng sớm để tận dụng những hình khối màu độc đáo trên mặt sàn và tường do nắng tạo ra, những mảng sáng tối sẽ khiến ảnh của bạn trông “nghệ” lắm cho xem.

Đến ga tàu thì tất nhiên không thể không lên tàu phải không nào, vậy nên những dáng chụp chờ tàu cũng sẽ là lựa chọn cực lý tưởng cho bộ ảnh sống ảo tại ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông của bạn đấy nhé. Bạn có thể ngồi trên ghế cũng có thể đứng ở phần gần đường tàu với đôi mắt nhìn xa xăm như đang ngóng đợi tàu đến, lúc này mà càng “so deep” thì bức ảnh sẽ càng thêm phần tự nhiên đấy nhé.

Góc chụp trên tàu cũng được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn, và nếu bạn muốn có nhiều không gian để tạo dáng, cũng như không “dính người” thì nên chọn toa cuối cùng vì theo chia sẻ của nhiều bạn đã trải nghiệm thì toa này thường sẽ vắng khách nhất trong đoàn tàu.

Ngoài ra, có một góc chụp ấn tượng khác mà nhiều bạn thường hay lãng quên khi đến trải nghiệm tàu điện Cát Linh – Hà Đông đó là biểu tượng của Hà Nội được chạm khắc trên bức tường ở tầng 1 mà bạn có thể bắt gặp khi bước vào ga, đây sẽ là một góc khá đặc biệt và khác lạ tại bộ sưu tập ảnh sân ga của bạn cho xem.

Một số lưu ý khi check in ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông

Thời điểm đến: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông là phương tiện đưa mọi người đi làm và học sinh, sinh viên đi học nên vào khoảng 7 – 8 giờ sáng hoặc giờ tan tầm lúc 18 – 19 giờ số lượng người sẽ cực kỳ đông đúc. Buổi tối hay ngày cuối tuần cũng sẽ không phải khoảng thời gian lý tưởng, vì lúc này mọi người khá rảnh rỗi nên đi trải nghiệm sẽ khá đông. Chính vì vậy, để có được những tấm hình “không dính người” thì bạn hãy đi vào lúc sáng sớm hoặc khoảng 12 giờ trưa các ngày trong tuần nhé.

- Khi chụp ảnh gần đường tàu chạy hoặc đứng đợi tàu thì không được bước quá hoặc giẫm lên đường vạch màu vàng, bởi đây là đường đánh dấu cho hành khách về khoảng cách an toàn với tàu khi di chuyển.

- Khi lên tàu bạn cũng cần phải quan sát dưới chân để tránh bị giẫm vào khe hở khá nguy hiểm giữa tàu và đường ray.

- Đăc biệt, khi check in ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông thì bạn phải tuân thủ nguyên tắc 5K để bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.

- Mỗi một ga sẽ có chỗ gửi xe miễn phí có bảo vệ trông giữ, ví dụ đến ga Văn Khê thì sẽ gửi xe ở cây xăng Văn Khê, ga Le Khê thì gửi ở số 35 Phan Đình Giót, ga Láng thì gửi ở 220 đường Láng, ga Phùng Khoang thì gửi ở học viện Y học cổ truyền hay ga Thái Hà thì gửi ở số 102 Đặng Tiến Đông…

- Gửi xe ở những chỗ khác vẫn có thể nhưng bạn có thể sẽ bị thu khoảng 10.000 đồng / xe máy và 50.000 đồng / xe ô tô.

- Giá vé tối đa là 15.000 đồng / lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng ngắn nhất. Còn nếu bỏ ra 30.000 đồng / vé thì bạn sẽ có thể đi không giới hạn số tuyến trong một ngày.

- Có 2 hình thức mua vé là mua trực tiếp tại quầy bán vé ở nhà ga hoặc mua tại quầy bán vé tự động: dùng tiền mặt đưa vào khe nhận tiền và chọn ga cần đến là vé sẽ nhả vé bằng thẻ nhựa ra cho bạn và trả tiền thừa (nếu có). Lưu ý là phải mang theo tiền mặt vì hiện tại quầy bán vé tự động chưa nhận thẻ ngân hàng.

Người người đi, nhà nhà đi rồi thì bạn còn đợi gì mà không xúng xính váy áo đi check in ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông ngay đi nào, chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng đâu đấy!

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - Luhanhvietnam.com.vn

Công ty Hà Nội Metro cho biết, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bắt đầu được đưa vào chở khách từ 6/11/2021.

Hiện hằng ngày các đoàn tàu chở khách từ 5h30 - 22h, với tuần suất 10 phút/chuyến tàu dừng đón, trả khách tại các ga. Hành khách đi tàu mua vé trực tiếp tại các nhà ga, với các loại vé tháng, vé ngày, vé lượt và vé miễn phí cho đối tượng ưu tiên theo quy định.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chở khách từ 5h30-22h hằng ngày, tần suất 10 phút/chuyến dừng tại ga

Giá vé tháng (tính theo 30 ngày thực tế) có các loại: 100.000 đồng (học sinh, sinh viên), 140.000 đồng (vé mua tập thể từ 30 người trở lên) và 200.000 đồng (vé phổ thông). Vé ngày có giá 30.000 đồng/vé/không giới hạn số lượt đi lại; vé lượt giá 8.000 - 15.000 đồng (tùy theo khoảng cách ga di chuyển).

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05km, hoàn toàn trên cao và có 12 nhà ga; trung bình hơn 1km có một nhà ga. Hai ga đầu tuyến là Cát Linh và Yên Nghĩa.

Lộ trình tuyến và vị trí ga như sau: đầu phố Cát Linh (giao với phố Hào Nam) - Hoàng Cầu (ga khu vực ngã tư La Thành) - Thái Hà (gần ngã tư Thái Hà - Hoàng Cầu) - Láng (ga Láng, trước Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong) - trục đường Nguyễn Trãi (ga Thượng Đình, trước chợ Thượng Đình và ga đường Vành đai 3) - đường Trần Phú (ga Phùng Khoang, trước Học viện Y dược cổ truyền; ga Văn Quán, Tòa nhà 143 Trần Phú) - Quang Trung (ga Hà Đông, gần phố Bế Văn Đàn và ga La Khê) - trục đường QL6 cũ đến Bx.Yên Nghĩa (Văn Khê, Yên Nghĩa).

Trên tuyến có 12 ga, tại các ga đều có các điểm dừng của các tuyến xe buýt kết nối

Các nhà ga đều có tuyến xe buýt kết nối

Dọc tuyến có 12 nhà ga, tại các ga đều có các tuyến xe buýt kết nối giúp hành khách di chuyển thuận lợi từ xe buýt sang tàu điện và ngược lại. Trong đó, hầu hết các ga có tuyến buýt kết nối đến các bến khách xe nội, ngoại thành.

Tại các ga Cát Linh và La Thành kết nối với bến xe Giáp Bát bằng tuyến buýt số 25, kết nối với bến xe Gia Lâm bằng tuyến buýt số 22A. Ga La Thành, Thái Hà kết nối với bến xe Mỹ Đình qua tuyến buýt số 30. Ga Thái Hà và ga Láng kết nối với bến xe Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 21A.

Ga Láng còn kết nối với Bx.Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 02, với Bx.Nước Ngầm qua tuyến buýt số 16, với Bx.Mỹ Đình qua tuyến buýt số 09B. Ga Thượng Đình nối với Bx.Gia Lâm, Bx.Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 01, với Bx.Giáp Bát, Bx.Yên Nghĩa qua tuyến số 21A, với Bx.Mỹ Đình qua tuyến buýt số 44.

Ga Vành đai 3 kết nối với Bx.Gia Lâm và Bx.Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 01, với Bx.Giáp Bát và Yên Nghĩa qua tuyến số 21A, với Bx.Mỹ Đình qua tuyến số 21B. Ga Phùng Khoang và ga Văn Quán nối với Bx.Gia Lâm, Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 01, với Bx.Giáp Bát và Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 21A, với Bx.Mỹ Đình qua tuyến số 22B, với Bx. Giáp Bát qua tuyến buýt số 22C.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy theo trục các tuyến đường: QL6 cũ từ Bx. Yên Nghĩa - Quang Trung - Trần Phú - Nguyễn Trãi - Láng - Hoàn Cầu - Hào Nam (giao với phố Cát Linh).

Ga Hà Đông và La Khê nối với Bx.Gia Lâm và Yên Nghĩa qua tuyến buýt số 01, Bx.Giáp Bát qua tuyến số 21A, nối với Bx. Nam Thăng Long qua tuyến buýt số 57, với Bx.Sơn Tây qua tuyến buýt số 89.

Ga Văn Khê và Yên Nghĩa kết nối với bến xe nhất: Bx.Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nam Thăng Long, Hoài Đức, Sơn Tây qua các tuyến buýt số 01, 21A, 37, 57, 89, CNG07 và Bx.Thường Tín.

Từ ga Yên Nghĩa, hành khách đi bộ vào Bx.Yên Nghĩa để đó xe buýt đi thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ, tuyến số 72), xã Miếu Môn thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng, tuyến số 66), thị trấn Kim Bài (huyện Thanh Oai).

Cùng với kết nối với các tuyến buýt thường, hành khách từ ga Cát Linh và ga La Khên, Văn Khê, Yên Nghĩa có thể đi bộ để đến nhà chờ của tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã.