Doanh Nghiệp Nợ Bảo Hiểm Có Được Hưởng Thai Sản

Doanh Nghiệp Nợ Bảo Hiểm Có Được Hưởng Thai Sản

Căn cứ Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, khoản 1 Điều 3 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực từ 01/04/2023) quy định về phương thức đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Căn cứ Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, khoản 1 Điều 3 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực từ 01/04/2023) quy định về phương thức đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động cần phải làm gì?

Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Bên cạnh đó, tại Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020, khoản 6 Điều 1 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực từ 01/04/2023) như sau:

Trường hợp khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy đinh pháp luật thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán đủ số tiền bảo hiểm xã hội còn chậm đóng của người lao động.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động để người lao động có thể tham gia bảo hiểm khi làm việc tại doanh nghiệp khác.

Đối với trường hợp còn chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội thì người lao động vẫn có thể chốt sổ bảo hiểm xã hội cho những tháng đã đóng bảo hiễm xã hội.

Nếu doanh nghiệp đủ khả năng tài chính mà cố tình không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người lao động có thể khiếu nại đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện trực tiếp lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để đòi lại quyền lợi.

Trước đây, quy định tại Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:

Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH

Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.

1. Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH

1.1. Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN (kể cả thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng như nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản; nghỉ việc không hưởng tiền lương; tạm hoãn HĐLĐ).

1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội thì có phải chịu tiền lãi cho khoản thời gian chậm đóng hay không?

Căn cứ Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về xử lý vi phạm trong trường hợp chậm đóng bảo hiểm xã hội như sau

Trong trường hợp doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng

Nếu doanh nghiệp không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có được hợp tác với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác không?

Hợp tác giữa các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép hợp tác với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác được phép hoạt động tại Việt Nam để thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm gốc. Việc hợp tác này phải được thỏa thuận bằng văn bản, trong đó quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi và tỷ lệ phân chia hoa hồng môi giới bảo hiểm của mỗi bên.

Như vậy doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể hợp tác với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác để thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm gốc những phải đáp ứng điều kiện sau:

- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hợp tác phải được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Việc hợp tác phải được thỏa thuận bằng văn bản, việc thỏa thuận phải nêu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và phân chia hoa hồng môi giới.

Trên đây là tư vấn về hợp tác giữa các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 50/2017/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.

Trong đó, 27 đơn vị không có khả năng thu 7,5 tỷ đồng, gồm: Chi nhánh Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam tại Cao Bằng 6,1 tỷ đồng; Công ty Than cốc và Khoáng sản Việt Trung trên 422,7 triệu đồng; Công ty TNHH Trần Hùng Cao Bằng 170,4 triệu đồng; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển miền núi chi nhánh Cao Bằng 136,7 triệu đồng; Công ty TNHH xây dựng Hoàng Việt Anh trên 110,8 triệu đồng; Công ty TNHH nội thất Gia Hưng 66 chậm đóng trên 94,3 triệu đồng…

98 đơn vị sử dụng lao động nợ kéo dài từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 3,3 tỷ đồng. Trong đó, Thành phố có 72 đơn vị, với tổng số 248 lao động, nợ trên 2 tỷ 708 triệu đồng; Bảo Lạc 6 đơn vị, với 21 lao động, nợ 174,5 triệu đồng; Bảo Lâm 1 đơn vị, nợ 5,1 triệu đồng; Trùng Khánh 6 đơn vị, với 29 lao động, nợ 115,7 triệu đồng; Hạ Lang 6 đơn vị, với 17 lao động, nợ 149,3 triệu đồng; Quảng Hòa 1 đơn vị, với 7 lao động, nợ 121,9 triệu đồng; Hòa An 2 đơn vị, với 2 lao động, nợ 12,6 triệu đồng; Nguyên Bình 3 đơn vị, nợ 71,1 triệu đồng; Thạch An 1 đơn vị nợ 7,1 triệu đồng.

Số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các đơn vị, doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi nghỉ việc, hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN và tính nghiêm minh của việc chấp hành chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh.

Bốn doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động đã bị thành phố xử phạt, trong đó công ty bị phạt nhiều nhất 180 triệu đồng.

Ngày 19/8, UBND TP Đà Nẵng cho biết xử phạt Công ty TNHH Max Planning Vina (trụ sở tại đường số 2, KCN Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ) 150 triệu đồng vì chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp; 30 triệu đồng vì chậm đóng bảo hiểm y tế.

Doanh nghiệp này đã chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp hơn 1,1 tỷ đồng, chậm đóng bảo hiểm y tế cho 137 lao động.

Trước đó vào tháng 7, UBND TP Đà Nẵng xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Y Đức (trụ sở chính tại 209A Phạm Như Xương, quận Liên Chiểu) và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Tây Lan (trụ sở số 63 Tôn Thất Đạm, quận Thanh Khê) về các hành vi như trên.

Công ty Bệnh viện Quốc tế Y Đức đã chậm đóng, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hơn 127 triệu đồng; chậm đóng bảo hiểm y tế cho 17 lao động; đóng không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế với 15 lao động.

Công ty Tân Tây Lan chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến tháng 5/2024 hơn 378 triệu đồng, chậm đóng bảo hiểm y tế cho 55 lao động.

Trong tháng 6, Công ty TNHH Khả Tâm, quận Liên Chiểu cũng bị chính quyền xử phạt hành chính vì chậm đóng 400 triệu đồng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các doanh nghiệp trên đóng đủ số tiền bảo hiểm, đồng thời phải nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề, tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Công ty Cổ phần Phát triển Hưng Thịnh Group và Công ty Cổ phần Công nghệ VTS bị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phạt hơn 300 triệu đồng vì nợ bảo hiểm xã hội.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàun đã ban hành Quyết định số 2412/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Phát triển Hưng Thịnh Group (Công ty Hưng Thịnh, trụ sở chính tại ấp Bình Thắng, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc), người đại diện theo pháp luật là bà Lưu Thị Loan, chức danh: Giám đốc.

Công ty Hưng Thịnh đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể Công ty không đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho 2 lao động thuộc đối tượng phải tham gia với số tiền truy đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (chưa bao gồm lãi) tính đến hết tháng 8.2023 là hơn 23 triệu đồng (1 lao động từ tháng 2.2023 và 1 lao động từ tháng 4.2023).

Ngoài ra, Công ty Hưng Thịnh còn không đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho 2 lao động thuộc đối tượng phải tham gia với số tiền truy đóng BHYT (chưa bao gồm lãi) tính đến hết tháng 8.2023 là hơn 3,9 triệu đồng (1 lao động từ tháng 2.2023 và 1 lao động từ tháng 4.2023).

Với hành vi vi phạm trên, Công ty Hưng Thịnh bị xử phạt 129 triệu đồng, đồng thời còn bị buộc đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tính đến hết tháng 8.2023 là hơn 23 triệu đồng và nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền trốn đóng vào tài khoản thu của cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi Công ty Hưng Thịnh Group đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định số 2407/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Công nghệ VTS (Công ty VTS). Công ty VTS, trụ sở chính tại tổ 10, ấp Phước Lập, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ), người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Thọ, chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị và bà Trần Thị Bích Hằng, chức danh: Tổng Giám đốc.

Công ty VTS đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp: tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính Công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp với số tiền hơn 4 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi); Chậm đóng bảo hiểm y tế: tính đến hết tháng 8.2023 cho 145 lao động.

Với hành vi vi phạm trên, Công ty VTS vị xử phạt 180 triệu đồng. Đồng thời, Công ty VTS còn bị buộc đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, BHTN là hơn 4 tỷ đồng và nộp khoản tiền lãi là hơn 315 triệu đồng vào tài khoản tiền gửi thu của BHXH thị xã Phú Mỹ.

Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 90 ngày kể từ ngày.

DOANH NGHIỆP NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp (DN), trong số đó có cả các DN có vốn đầu tư nước ngoài, hàng chục năm nay không đóng tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

Trước tình trạng vừa nêu đã tác động xấu đến quyền lợi chính đáng của các công nhân, nhất là khi họ gặp hữu sự như thai sản, ốm đau, tai nạn... Tình trạng nợ BHXH kéo dài của các DN đang ở mức độ báo động, không những hệ lụy trực tiếp đến người lao động (NLĐ) mà còn gây rất  nhiều phiền toái cho cơ quan BHXH, các cơ quan quản lý lao động, kể cả gây bức xúc trong dư luận do chế tài xử lý nợ đọng BHXH chưa đủ mạnh để giải quyết dứt điểm các DN nợ BHXH khiến NLĐ khi chuyển nơi làm việc hoặc cần chốt lại thời gian để được hưởng chế độ chính sách gặp phải vô vàn khó khăn. Thế nhưng BHXH lại là chính sách an sinh xã hội cơ bản của nhà nước, mà một trong những công cụ pháp lý để thực hiện chính sách đó là Luật Bảo Hiểm Xã Hội đã vận hành vào cuộc sống từ hơn hai năm nay. Song, do nhiều nguyên nhân, thực tiễn áp dụng Luật BHXH đã nảy sinh rất nhiều vấn đề cần tiếp tục tháo gỡ để hoàn thiện. Đứng trước tình hình u ám trong việc xử lý nợ BHXH của các DN, ngày 25/02/2009, Sở Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) TP.HCM đã có buổi làm việc với Đoàn Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc về việc thực hiện pháp luật lao động của DN Hàn Quốc tại TP.HCM. Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Dân – Trưởng phòng Lao động tiền lương Sở LĐTB&XH cho biết: Có 567 DN Hàn Quốc ở TP.HCM chiếm hơn 20% tổng số DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong vấn đề nợ lương, nợ BHXH của công nhân, chủ DN bỏ trốn... DN Hàn Quốc đang chiếm đa số. Tính đến tháng 9/2008 có tới 87 DN Hàn Quốc nợ BHXH số tiền hơn 41 tỷ đồng. Còn ở Đồng Nai, ngày 27/02/2009, đài phát thanh- truyền hình tổ chức cuộc tọa đàm về vấn đề nợ BHXH của các DN trên địa bàn, khách mời gồm lãnh đạo BHXH tỉnh này và một số luật sư có uy tín của Đoàn Luật sư TP.HCM. Qua đó, tình trạng nợ BHXH cũng chẳng sáng sủa gì: Số DN nợ BHXH, số tiền nợ BHXH, thời gian nợ BHXH trên địa bàn từ con số chục trở lên. Nhìn chung, các cuộc tọa đàm nói trên đều có chung quan điểm: Sắp tới nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa NLĐ, tổ chức Công đoàn cơ quan, BHXH, Sở LĐTB&XH kể cả UBND tỉnh, thành phố nơi DN đang hoạt động thường xuyên thanh kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện những DN nợ BHXH yêu cầu DN truy nộp tiền BHXH trước khi quá muộn để nợ BHXH dây dưa, số tiền lớn, việc thanh toán trở nên khó khăn. Bên cạnh giải pháp tình thế ấy, chúng ta cần sớm đưa ra chính sách về BHXH mang tính căn cơ, bền vững. Cụ thể là cần sửa đổi, bổ sung pháp luật về BHXH theo hướng tăng mức xử phạt hành chính nợ BHXH, có cơ chế giám sát hoạt động của DN trong việc nộp tiền BHXH, ngăn chặn sự chậm trễ trong việc đóng tiền BHXH. Thành lập Hội đồng xử lý công nợ BHXH có thẩm quyền trong thu tiền BHXH khi chủ DN bỏ trốn, trường hợp số nợ BHXH phức tạp, nợ BHXH rất lớn thì chuyển giao cho cơ quan Cảnh sát điều tra xác minh, khởi tố chủ DN về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Giữa lúc căn bệnh “chây ỳ”, chậm, trốn thanh toán BHXH của DN tưởng chừng “lờn thuốc” thì cơ quan BHXH TP.HCM đã khởi kiện DN giày Hàn Quốc KWang Nam ra tòa. Bằng phán quyết số 09/2008/LĐ-ST ngày 19.6.2008, Tòa án Nhân dân (TAND) quận Phú Nhuận, TP.HCM đã chấp nhận yêu cầu của BHXH TP.HCM đòi Công ty TNHH Sản Xuất giày dép KWang Nam trả số tiền BHXH và BHYT số tiền 7.022.712.539 đồng. Nếu chậm thanh toán, Công ty TNHH sản xuất giày dép KWang Nam còn phải trả lãi cho BHXH TP.HCM đối với khoản nợ chậm trả theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chưa thi hành án. Được biết tuy thua kiện, Công ty TNHH sản xuất giày dép KWang Nam không kháng cáo án sơ thẩm vì biết trước có kháng cáo cũng chẳng làm thay đổi quyết định của án sơ thẩm mà còn bị báo chí đưa tin, sẽ tổn hại uy tín của DN mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên cân nhắc, xem xét động cơ nợ BHXH rồi “đào tẩu” của DN để xác định có phải họ cố tình chiếm dụng tiền BHXH của NLĐ để mưu cầu lợi ích cá nhân hay vì sản xuất, kinh doanh đình đốn khiến DN phải nợ BHXH triền miên. Xung quanh vấn nạn NLĐ không đủ việc làm, chủ DN sa thải công nhân..., Bộ LĐTB&XH cho biết: Số LĐ mất việc làm trong năm 2008 vừa qua là 60 ngàn người, trong đó TP.HCM và Bình Dương là 30 ngàn người. Dự kiến đến tháng 6 năm nay có hơn 300 ngàn LĐ trong nước mất việc làm. Trong khi đó, số LĐ Việt Nam ở nước ngoài phải về nước sớm thời hạn có thể lên tới 10 ngàn người. Trong phiên hợp gần đây, Thường trực Chính phủ cho rằng: Phải hỗ trợ cho các DN duy trì sản xuất, tìm thị trường cho hàng hóa để từ đó duy trì việc làm cho NLĐ. Thủ tướng nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho DN, bước đầu đã nhận được sự đồng tình vì đó là biện pháp thiết thực. Thủ tướng giao Bộ LĐTB&XH chịu trách nhiệm thống kê đầy đủ những người mất việc làm để Chính phủ có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ hiệu quả. Trước mắt, Chính phủ sẽ cho DN khó khăn vay vốn ưu đãi để trả lương, đóng BHXH và trợ cấp thất nghiệp cho công nhân.

Trước thực trạng nợ BHXH của các DN, kể cả các DN có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn là ở các khu công nghiệp đóng trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM... trong khi chờ đợi Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành liên quan xem xét, cân nhắc sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động, Luật BHXH, các văn bản hướng dẫn vừa chặt chẽ, vừa có tính thuyết phục, giáo dục, răn đe, chế tài một cách hữu hiệu các DN vi phạm Bộ Luật Lao động, Luật BHXH... thì ngay từ bây giờ các cơ quan liên quan cần khẩn trương rà soát những bất cập trong pháp luật về lao động về BHXH, kịp thời kiến nghị cơ quan lập pháp và lập quy sớm điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện các chế độ chính sách của  các DN đối với NLĐ. Đồng thời, các cơ quan truyền thông đại chúng tích cực đưa tin vận động NLĐ, người sử dụng lao động tự giác chấp hành quy định của Bộ Luật Lao động, Luật BHXH.