Khái niệm và mô hình Logistics cảng biển (tạp chí chào mừng ngày thành lập Đại học Hàng hải Việt Nam)
Khái niệm và mô hình Logistics cảng biển (tạp chí chào mừng ngày thành lập Đại học Hàng hải Việt Nam)
2021-01-19 13:37:59 Lượt xem : 30028
I. TRÌNH TỰ NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU 1.Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng2. Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng a. Cảng nhận hàng từ tầub. Cảng giao hàng cho các chủ hàng3. Hàng nhập bằng container a. Nếu là hàng nguyên (FCL)b. Nếu là hàng lẻ (LCL) II. TRÌNH TỰ GIAO HÀNG XUẤT KHẨU 1. Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng2. Ðối với hàng phải lưu kho bãi của cảnga. Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việcb. Cảng giao hàng cho tàu3. Ðối với hàng XK đóng trong contaner:a. Nếu gửi hàng nguyên (FCL)b. Nếu gửi hàng lẻ (LCL) I. TRÌNH TỰ NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU 1.Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tầu - Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ: + Bản lược khai hàng hoá (2 bản) + Sơ đồ xếp hàng (2 bản) + Chi tiết hầm hàng (2 bản) + Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có) - Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tầu - Trực tiếp nhận hàng từ tầu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như: + Biên bản giám định hầm tầu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tầu về những tổn thất xảy sau này. + Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt + Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt + Bản kết toán nhận hàng với tầu (ROROC) + Biên bản giám định + Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập) ............- Khi dỡ hàng ra khỏi tầu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho - Làm thủ tục hải quan - Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá 2. Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng a. Cảng nhận hàng từ tầu: - Dỡ hàng và nhận hàng từ tầu (do cảng làm) - Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải cùng lập) - Ðưa hàng về kho bãi cảng b. Cảng giao hàng cho các chủ hàng - Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vạn đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để nhận lệnh giao hàng (D/O – delivery order). Hãng tầu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai - Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O - Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng - Làm thủ tục hải quan qua các bước sau: + Mở tờ khai HQĐT. + Hải quan kiểm tra chứng từ (nếu luồng vàng) + Kiểm tra hàng hoá (nếu luồng đỏ) + Tính và thông báo thuế + Chủ hàng ký nhận vào giấythông báo thuế, nộp thuế và tờ khai có xác nhận của DN, xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan - Sau khi hải quan xác nhận "hoàn thành thủ tục hải quan" chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng 3. Hàng nhập bằng container a. Nếu là hàng nguyên (FCL) - Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để lấy D/O - Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt) -Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhận D/O - Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng b. Nếu là hàng lẻ (LCL) Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tầu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủ tục như trên. II. TRÌNH TỰ GIAO HÀNG XUẤT KHẨU 1. Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng. Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thể giao trực tiếp cho tầu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Ðưa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hành - Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tầu + Chủ hàng ngoại thương phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tầu xếp dỡ + Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm dịch... + Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tầu + Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng + Tiến hành xếp hàng lên tầu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên tầu và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm kiện) + Lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hoá xếp lên tầu (là cơ sở để cấp vận đơn). Biên lai phải sạch + Người chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàng lập và đưa thuyền trưởng ký, đóng dâú. + Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng được hợp đồng hoặc L/C quy định + Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và phải mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần). + Tính toán thưởng phát xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có) 2. Ðối với hàng phải lưu kho bãi của cảng Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng XK cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tầu a. Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việc: - Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hoá với cảng - Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao chi cảng các giấy tờ: + Danh mục hàng hoá XK (cargo list) + Thông báo xếp hàng của hãng tầu cấp ( shipping order) nếu cần + Chỉ dẫn xếp hàng (shipping note) - Giao hàng vào kho, bãi cảng b. Cảng giao hàng cho tàu - Trước khi giao hàng cho tầu, chủ hàng phải: + Làm các thủ tục liên quan đến XK: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm (nếu có.... + Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tầu đến (ETA), chấp nhận NOR + Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng - Tổ chức xếp và giao hàng cho tầu: + Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải nếu cần + Tiến hành bốc và giao hàng cho tầu. Việc xếp hàng lên tầu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tầu dưới sự giám sát của đạI diện hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một tầu, ghi vào Final Report. Phía tầu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet. Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện + Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tầu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó (Mate?s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (B/L) - Lập bộ chứng từ thanh toán: Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiềnhàng. Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp một cách máy móc với L/C và phải phù hợp với nhau và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C. - Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần) - Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho.... - Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có 3. Ðối với hàng XK đóng trong contaner:a. Nếu gửi hàng nguyên (FCL) - Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào booking note và đưa cho đại diện hãng tầu để xin ký cùng với bản danh mục XK (cargo list) - Sau khi đăng ký booking note, hãng tầu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn - Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình - Mời đại diện hải qian, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám đinh (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container - Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tầu tại CY quy định, trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tầu (thường là 8 tiếng trước khi tầu bắt đầu xếp hàng) và lấy biên lai nhanạ container để chở MR. - Sau khi container đã xếp lên tầu thì mang MR để đổi lấy vận đơn b. Nếu gửi hàng lẻ (LCL) - Chủ hàng gửi booking note cho hãng tàu hoặc đạI lý của hãng tầu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng XK. Sau khi booking note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tầu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng. - Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý taị CFS hoặc ICD quy định - Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hoá, giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niên phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tầu và yêu cầu cấp vận đơn. - Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ - Người chuyên chở xếp container lên tầu và vận chuyển đến nơi đến
Với hơn 3260km bờ biển, Việt Nam có nhiều triển vọng cho phát triển ngành dịch vụ cảng biển. Các cảng biển lớn nhất của Việt Nam phân bổ từ Bắc vào Nam, với các lợi thế tự nhiên riêng và các tiềm năng phát triển khác nhau. Cảng Quảng Ninh: Cảng Quảng Ninh là cảng biển nước sâu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh cảng biển. Hệ thống đường thủy, bộ tới các vùng kinh tế lân cận đồng bộ, thuận tiện cùng các yếu tố tự nhiên như: vụng nước sâu nằm gần biển, luồng lạch ngắn ít bị sa bồi, ít bị ảnh hưởng bởi sóng gió do được Vịnh Hạ Long bao bọc,... giúp Cảng Quảng Ninh trong nhiều năm qua đã không ngừng phát triển và mở rộng. Bên cạnh đó, cảng cũng chú trọng việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị, phương tiện hiện đại cùng việc đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu về xếp dỡ hàng hóa, vận tải và kinh doanh kho bãi, các dịch vụ hàng hải khác Cảng Hải Phòng: Đây là cảng biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất phía Bắc Việt Nam, với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Cầu cảng ở đây dài 2.567 mét, diện tích kho 52.052 m2 và hàng năm có thể xếp dỡ khoảng 10 triệu tấn hàng hóa. Theo kế hoạch của Bộ GTVT, cảng Hải Phòng sẽ được nâng cấp, hoàn thiện các trang thiết bị và xây dựng hai bến tại Đình Vũ để tàu 20.000 DWT có thể thuận tiện lưu thông, đưa năng lực thông quan lên tới 25 - 30 triệu tấn/năm. Hiện tại, Cảng Hải Phòng gồm 5 chi nhánh và có Trụ sở chính tại số 8A Trần Phú, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng Hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng sẽ là nơi được hưởng lợi nhờ vị trí chiến lược gần các quốc gia Đông Bắc Á và cơ sở hạ tầng giao thông đang ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ có sự chênh lệch giữa hai khu vực trước và sau cầu Bạch Đằng. Trong đó, các cảng biển có vị trí nằm trước cầu Bạch Đằng (tính từ cửa biển vào) như Tân Vũ, Cảng Xanh VIP, Nam Hải Đình Vũ sẽ hưởng lợi nhiều hơn vì có thể đón được các tàu trọng tải lớn, trong khi các cảng phía sau cầu Bạch Đằng dần chuyển hướng sang phát triển mảng dịch vụ logistics.
Cảng Cửa Lò là một cảng biển nước sâu nằm trong hệ thống cụm cảng Nghệ An. Cảng thuộc địa phận xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An với vai trò cửa ngõ của Bắc Trung Bộ. Đây là cảng có chiều dài 3.020 mét và có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT đến 50.000 DWT lưu thông. Từ nay đến năm 2020, Cảng biển nước sâu Cửa Lò sẽ trở thành một cảng quốc tế, tổng hợp, cảng container và là cảng đầu mối của nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ.
Cảng Chân Mây là một cảng biển tổng hợp đầu mối loại 1 của nước ta. Đây là một trong 46 cảng biển được Hiệp hội Du thuyền châu Á lựa chọn xây dựng là điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á. Cảng Chân Mây nằm ở vị trí thuận lợi giữa con đường biển kết nối Singapore, Philippines và Hong Kong nên thuận tiện trong việc tiếp nhận tàu neo đậu, xếp dỡ hàng. Bên cạnh đó, Cảng Chân Mây còn nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung: Huế và Đà Nẵng, khu du lịch trọng điểm quốc gia: Cảnh Dương, Lăng Cô, Hải Vân và Vườn quốc gia Bạch Mã), và nắm vai trò là cửa ngõ hướng ra Biển Đông thuận lợi nhất cho các vùng miền khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây.
Với lịch sử 115 năm xây dựng và phát triển, Cảng Đà Nẵng đến nay đã và đang chứng tỏ được vị trí quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế trong khu vực cũng như khẳng định tầm vóc là cảng biển lớn nhất miền Trung Việt Nam. Cảng Đà Nẵng nằm trong Vịnh Đà Nẵng, có hệ thống giao thông thuận lợi đóng vai trò là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực miền Trung nước ta. Cảng Đà Nẵng ngoài là cửa ngõ chính hướng ra Biển Đông thì còn được chọn là điểm đến cuối cùng trong tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước trong khu vực: Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Với hệ thống cảng khu vực Đà Nẵng sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn FDI vào Việt Nam, tuy nhiên sau năm 2018, cạnh tranh giá cước tại đây có thể sẽ gay gắt hơn do cảng Tiên Sa giai đoạn 2 đi vào hoạt động làm tăng nguồn cung, ước tính lượng cung vượt cầu trong năm này sẽ là 293 nghìn TEU, tình hình sẽ càng trầm trọng thêm khi cảng nước sâu Liên Chiểu đi vào hoạt động trong năm 2023.
Cảng Dung Quất là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Được đưa vào khai thác từ cuối năm 2008, Cảng quốc tế Dung Quất được đánh giá là một cảng thương mại hiện đại đã và đang góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các khu kinh tế Dung Quất và khu công nghiệp lân cận. Đây là khu bến tổng hợp, bến container cho tàu có trọng tải từ 10.000 đến 30.000 DWT và bến chuyên dùng cho công nghiệp nặng có thể tiếp nhận tàu từ 20.000 đến 70.000 DWT. Dự kiến trong tương lai, Cảng Dung Quất sẽ có thêm khu bến nữa tại Vịnh Mỹ Hàn.
Cảng Quy Nhơn nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực của nhóm Cảng biển Nam Trung Bộ. Cảng nằm trong khu vực Vịnh Quy Nhơn, được bán đảo Phương Mai che chắn, kín gió nên rất thuận lợi cho tàu neo đậu và xếp dỡ hàng hóa quanh năm. Nơi đây có thể tiếp nhận được các loại tàu đến 30.000 DWT lưu thông bình thường và tàu 50.000 DWT (giảm tải). Với vị trí là của ngõ ra Biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các nước trong khu vực sông Mê Kông, Cảng Quy Nhơn nằm sát với tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu nước ngoài lưu thông. Cảng Quy Nhơn được nhiều chủ tàu, chủ hàng trong và ngoài nước biết đến với năng suất và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu giải phóng tàu nhanh, cơ sở hạ tầng cùng trang thiết bị đủ điều kiện tiếp nhận, xếp dỡ hàng hóa siêu trường, siêu trọng. Cảng Vân Phong Cảng Vân Phong thuộc khu vực Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, là dự án cảng trung chuyển quốc tế (International Transshipment Port) lớn nhất Việt Nam. Theo các nhà hoạch định, Vịnh Vân Phong có tiềm năng lớn cho việc xây dựng một cảng trung tâm. Hiện nay, Cảng Vân Phong chỉ gồm hai khu bến: - Khu bến Mỹ Giang nằm ở phía Nam Vịnh Vân Phong: chuyên dùng cho dầu và các sản phẩm dầu. Năng lực tiếp nhận tàu chở hàng lỏng đến 350.000 DWT và dự kiến vào năm 2020 là 400.000 DWT. - Khu bến Dốc Lết, Ninh Thủy nằm ở phía Tây Nam Vịnh Vân Phong: chuyên dùng cho hàng rời. Cảng Vũng Tàu Cảng Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là cảng biển lớn ở Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia - đầu mối quốc tế của Việt Nam. Hiện nay, Cảng Vũng Tàu gồm 4 khu bến: - Khu bến Cái Mép, Sao Mai, Bến Đình - Khu bến Phũ Mỹ, Mỹ Xuân - Khu bến sông Dinh - Khu bến Đầm, Côn Đảo Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, sẽ xây dựng thêm hai khu bến cảng Long Sơn - chuyên phục vụ công nghiệp lọc hóa dầu và khu bến khách Sao Mai, Bến Đình - chuyên phục vụ vận tải hành khách. Hệ thống cảng biển ở quanh khu vực tp. Hồ Chí Minh (bao gồm ba cụm cảng Cát Lái, Sài Gòn và Hiệp Phước) sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong khi khu vực cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải sẽ được hưởng lợi nhờ xu hướng gia tăng kích thước tàu của thế giới. VITIC tổng hợp