Bắt đầu cho chuyến hành trình khám phá Thánh địa huyền bí nhất Việt Nam
Bắt đầu cho chuyến hành trình khám phá Thánh địa huyền bí nhất Việt Nam
Bên cạnh việc khám phá các di tích tại Thánh Địa Mỹ Sơn, du khách còn có cơ hội được trải nghiệm sâu sắc hơn về văn hóa của người Chăm Pa thời xưa qua các màn trình diễn văn hóa nghệ thuật. Chẳng hạn như trình diễn nhạc cụ dân tộc hay các vũ điệu múa truyền thống của người Chăm. Đặc biệt, vũ điệu Apsara tinh tế sẽ tạo cho du khách cảm giác như bước vào một không gian huyền bí giữa rừng núi.
Ngoài ra, việc tham gia vào lễ hội Katê tại Mỹ Sơn vào tháng 7 hàng năm theo lịch dân tộc Chăm cũng là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Đây là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Chăm, nhằm tưởng nhớ tổ tiên cũng như cầu nguyện cho sự thịnh vượng và bình an.
Khi đến với Quảng Nam nói chung và khu di tích Thánh Địa Mỹ Sơn nói riêng, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món đặc sản thú vị như Cao Lầu, mì Quảng, bánh tráng thịt heo và bánh tráng phơi sương.
Ngoài ra, trên đường đi du khách cũng có thể thưởng thức những món ăn ngon như mì gà, bê thui Cầu Mống và mì Phú Chiêm. Tất cả những món ăn này đều mang đậm hương vị đặc trưng riêng, chắc chắn sẽ khiến du khách thích thú ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.
Còn đường này được một chuyên gia người Ấn Độ phát hiện ra trong quá trình trùng tu và phục chế lại các tháp đền. Con đường này có chiều rộng là 8m, hai bên là hai bức tường nằm song song được chạm khắc hoa văn một cách tinh tế và được chôn trong lòng đất với độ sâu 1m.
Theo các tư liệu lịch sử cho biết, chỉ có vua chúa, hoàng tộc hoặc những người quyền lực cao mới được phép đi trên con đường này. Đây cũng chính là con đường dẫn trực tiếp tới các khu tháp lớn thường được sử dụng để tổ chức các buổi lễ lớn của người Chăm cổ xưa.
Trong khu di tích Thánh Địa Mỹ Sơn còn lưu giữ một kho tàng văn hóa quý giá của người Chăm Pa xưa. Đó là hệ thống tượng đá điêu khắc mang hình ảnh của các vị thần và hoa văn chạm khắc, thể hiện sự tôn kính và tín ngưỡng sâu sắc của người Chăm Pa.
Kỹ thuật xây dựng, điêu khắc và chạm khắc tinh xảo của họ đã đạt đến một đỉnh cao, với những chi tiết trang trí sống động và chân thực, thể hiện lòng thành kính đối với thần linh.
Nếu bạn là một người đam mê sống ảo, thì Thánh Địa Mỹ Sơn chính là địa điểm lý tưởng để tạo ra những bức ảnh nghìn like trên Facebook. Dù đứng ở bất kỳ đâu trong thánh địa, bạn đều có thể chụp được những bức ảnh đẹp với background đậm chất lịch sử và văn hóa.
Ngoài ra, bạn đừng ngần ngại việc check-in tại Thánh Địa Mỹ Sơn với trang phục truyền thống của người Chăm Pa. Sự nổi bật và tinh tế của những bộ trang phục này không chỉ tôn lên vẻ đẹp của bạn mà còn tạo ra những bức ảnh độc đáo và đáng nhớ. Việc kết hợp trang phục truyền thống với nền kiến trúc cổ kính tại Thánh Địa Mỹ Sơn sẽ tạo ra những khoảnh khắc để đời đầy ấn tượng.
Tại cuộc họp thứ 23 tại Maroc năm 1999, UNESCO đã quyết định công nhận Thánh Địa Mỹ Sơn ở Hội An là một trong những di sản văn hóa thế giới. Đó là minh chứng rõ nhất về một nền văn minh Châu Á đã biến mất.
Vì đó là nền văn minh Chăm Pa, một nền văn minh đã từng tồn tại ở khu vực miền Trung Việt Nam từ cuối thế kỷ 2 đến đầu thế kỷ 19. Mặc dù đã trải qua bao biến cố lịch sử, giá trị văn hóa tại Thánh Địa Mỹ Sơn vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay và thu hút sự yêu thích của du khách từ khắp nơi.
Khi đến thăm quan di sản văn hóa Thánh Địa Mỹ Sơn, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:
Vừa rồi, Drt.danang.vn đã chia sẻ chi tiết về những điều thú vị tại khu di tích Thánh Địa Mỹ Sơn. Nếu bạn là một người yêu thích khám phá những di tích lịch sử, đào sâu về văn hóa cổ của người Chăm Pa, thì Thánh Địa Mỹ Sơn chắc chắn là địa điểm mà bạn không thể bỏ qua. Hãy lên kế hoạch khám phá Thánh Địa Mỹ Sơn ngay hôm nay để trải nghiệm những điều thú vị và độc đáo tại đây nhé.
Em hãy điền những từ hay cụm từ vào chỗ trống về hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa.
a. sắt b. trâu bò c lâm sản
d. biển e. thuyền buôn f. sản xuất nông nghiệp
g. lúa h. khoáng sản i. đánh cá
Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là ................. Họ trồng.......................... trên nhiều loại ruộng khác nhau ruộng trũng, ruộng cao, ruộng chua mặn,... Họ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng ................... và sức kéo của...................... Chăm-pa nổi tiếng về các loại....................... như vàng, bạc, hổ phách,... và nhiều ........................... quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là.......................................... Vì vậy, dân cư còn sinh sống bằng nghề khai thác lâm sản. ........................ giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của Chăm-pa. Một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề …………… và trao đổi sản vật với................đến từ nước ngoài.
Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm. Nơi đây với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII), được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Ăngko, Pangan, Bôrôbudua.
Kazik (Kazimerz – Kwiatkowski) – Kiến trúc sư tài ba nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn đã thốt lên “Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá, và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ - thâm nghiêm – hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”.
Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một khu di sản văn hóa cần phải được bảo vệ vì lợi ích của cả nhân loại. Ngày 4/12/1999, tại thành phố Marrkesk – Nước cộng hòa Marocco, khu di tích Mỹ Sơn được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESSCO.
Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới.
Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng quần thể thánh địa Mỹ Sơn là độc đáo và hiếm có. Được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp. Có tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau. Mỗi tháp có mỗi chức năng riêng. Tập trung thành từng nhóm, trong đó có đền thờ chính nằm ở giữa, mỗi nhóm đều được bao quanh bởi những bức tường khá dày cũng bằng gạch. Cửa chính của tháp chính phần lớn quay về hướng Đông (hướng về thần linh). Một vài tháp lớn chính có thêm cửa hướng Tây. Trước mặt đền thờ chính (KaLan) là một tháp cổng (Gopura) với cấu trúc nhỏ của hai cửa thông nhau: một cửa về hướng Đông, một cửa hướng vào đền chính, tiếp với tháp cổng thường là căn nhà dài (Mandapa) có mái lợp ngói, bên trong rộng rãi vốn là nơi đón khách hành hương và tiếp nhận lễ vật cũng như cử hành cách vũ điệu trong lễ cũng hiến cho thần linh.
Với quá trình xây dựng liên tục suốt từ thế kỷ IV cho đến giữa thế kỷ XIII, các đền tháp ở Mỹ Sơn là những công trình kiến trúc chính thống của quốc gia và đều do các đời vua trị vì xây dựng, vì vậy có thể nói rằng đền tháp là nơi tập trung những gì tiêu biểu nhất, tinh hoa nhất điển hình cho nền kiến trúc nghệ thuật đương thời với những dạng thể kiến trúc độc đáo. Hầu hết các phong cách kiến trúc đền tháp Chăm đều có mặt ở Mỹ Sơn và chính bản thân các đền tháp ở Mỹ Sơn lại tạo nên những tiêu chí cơ bản cho việc nhận diện phong cách kiến trúc nghệ thuật Chăm.