Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Việc học và sử dụng các từ vựng này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực bất động sản trong tiếng Trung và tương tác một cách hiệu quả trong các tình huống giao tiếp liên quan: đất đai, nhà cửa, thuê nhà, bán nhà, căn hộ, tòa nhà thương mại, khu công nghiệp, và các dự án phát triển khác.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 3851/QĐ-UBND xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với di tích lịch sử Đền thờ Đức ông Hoàng Cần, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Ủy ban nhân dân tỉnh nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích. Trường hợp đặc biệt phải sử dụng đất đai tại khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ phải được phép của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Đền thờ Đức Ông Hoàng Cần (ảnh phòng QLDS)
Di tích lịch sử Đền thờ Đức Ông Hoàng Cần tọa lạc ở thôn Hà Dong Bắc, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Lưu truyền trong nhân dân thì đền thờ Đức Ông Hoàng Cần ở Hải Lạng được xây dựng vào đầu thời Nguyễn (trước đây nhân dân xã Hải Lạng phải vào Cẩm Phả thắp hương cúng lễ Đức ông Hoàng Cần, để tiện cho việc thờ cúng của nhân dân địa phương, vào đầu thời Nguyễn, nhân dân xã Hải Lạng lập nên ngôi đền này nhang khói thờ cúng Đức Ông). Lúc đầu đền chỉ là một am thờ nhỏ được làm bằng tranh tre nứa lá, qua nhiều lần tôn tạo đến gần cuối thế kỷ 19, đền mới được xây dựng bằng gạch (loại gạch được nung bằng các loại cây rừng của địa phương) và lợp ngói âm dương (loại ngói thông dụng tại khu vực miền Đông Quảng Ninh từ giữa thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20).
Trong những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20, khi cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ đang trong thời kỳ ác liệt nhất, một đơn vị bộ đội xăng dầu đã lấy đền làm trụ sở đóng quân để xây dựng đường ống xăng dầu chi viện cho chiến trường miền Nam, phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Do những thăng trầm của lịch sử, do biến thiên của thời gian, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên nhân dân địa phương không có điều kiện tu bổ đền. Vì vậy trong một thời gian dài ngôi đền đã bị hư hại và xuống cấp nghiêm trọng.
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân những bậc tiền nhân có công với dân với nước, năm 2012 với nguyện vọng thiết tha của Hội tín lão, cùng nhu cầu tâm linh chính đáng của nhân dân trong xã, trong vùng, Đảng bộ, Hội đồng nhân dân xã Hải Lạng đã ra nghị quyết phục hồi di tích lịch sử văn hóa đền Đức Ông Hoàng Cần. Cùng sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, chính quyền và nhân dân địa phương đã đóng góp nhân lực vật lực tôn tạo lại ngôi đền thờ như hiện nay.
Hàng năm tại Đền, dân làng tổ chức ngày lễ chính vào 15 tháng Giêng âm lịch. Ngoài ra tại đền còn có 4 ngày lễ khác vào các ngày 15 tháng Tư, 15 tháng Bảy; 15 tháng Mười; và 15 tháng Mười Hai,… với các hoạt động tế lễ và các hoạt động Hội độc đáo như thi đấu kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo nhanh, thi ẩm thực truyền thống, biểu diễn hát Soọng cô các làn điệu dân ca, múa hát giao duyên. Sân khấu hóa trích đoạn cô dâu lên kiệu hoa đi lấy chồng của dân tộc Sán Dìu, trình diễn trang phục dân tộc Sán Dìu, giới thiệu Lễ Đại phan bằng thuyết trình và trình diễn Lễ leo dao, múa hành quang do các thầy cúng thực hiện,…