Mã Ngạch Giáo Viên Tiểu Học

Mã Ngạch Giáo Viên Tiểu Học

Mã ngành 8521 Giáo dục tiểu học mới nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn về chi tiết mã ngành 8521, mời các bạn tham khảo bài viết “Mã ngành nghề Giáo dục tiểu học ” của Tư Vấn DNL để hiểu rõ hơn

Mã ngành 8521 Giáo dục tiểu học mới nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn về chi tiết mã ngành 8521, mời các bạn tham khảo bài viết “Mã ngành nghề Giáo dục tiểu học ” của Tư Vấn DNL để hiểu rõ hơn

Nâng ngạch viên chức cần phải làm thủ tục gì?

Tôi làm trong 1 đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, năm 2018 tôi thi vào biên chế ngạch kế toán viên hệ cao đẳng và hưởng hệ số lương bậc cao đẳng. Trong quá trình làm thì tôi đã học lên Đại học và đã có bằng năm 2019. Vậy văn phòng luật sư cho tôi hỏi là bây giờ tôi có được hưởng lương theo hệ số đại học không? Tháng 2/2021 tôi làm đơn xin lãnh đạo cơ quan xin nâng bậc lương lên bậc lương đại học nhưng đến nay tôi vẫn chưa được giải quyết. Tôi phải làm gì? Tôi xin chân thành cám ơn! Mong nhận được câu trả lời của Văn phòng luật sư trong thời gian sớm nhất.

Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:

1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;

2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;

3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn hưởng hệ lương bậc cao đẳng, nếu bạn học lên đại học thì bạn có thể được hưởng lương theo bằng đại học trong trường hợp khi bạn có bằng Đại học nhưng phải thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

* Về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp:

Căn cứ Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

a) Viên chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;

b) Viên chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp

c) Viên chức đó đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định này thì không phải đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét;

d) Viên chức đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng, trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.

Đối với trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác (không tính thời gian tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.

Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định nêu trên, Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I thuộc ngành, lĩnh vực quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và quyền lợi của viên chức.

Cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I áp dụng cho viên chức hành chính, viên chức văn thư và viên chức lưu trữ được Bộ nội vụ quy định.

Đối với viên chức hạng V và viên chức hạng IV được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề nếu đang làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp với chức danh nghề nghiệp được xét và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xét theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

Đối với trường hợp viên chức đang xếp ở hạng chức danh nghề nghiệp mà hạng chức danh nghề nghiệp này không còn theo quy định của pháp luật hiện hành thì được xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ nếu đang công tác ở vị trí việc làm phù hợp và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp có sự thay đổi mã số chức danh nghề nghiệp.

Một số lưu ý khi chọn Mã ngành 8521 Giáo dục tiểu học

– Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi củahọc sinh vào học lớp một là sáu tuổi; Giáo dục tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho họcsinh tiếp tục học lên trung học cơ sở.

– Việc giáo dục này nhìn chung được giáo dục cho trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng bao gồm các chươngtrình xoá mù chữ trong hoặc ngoài hệ thống nhà trường, mà tương tự về nội dung như cácchương trình của giáo dục tiểu học nhưng được dự định cho những người đã quá lớn tuổi để đihọc tiểu học;

– Hoạt động giáo dục trẻ em trong các trường năng khiếu (ca, múa, nhạc, ngoại ngữ, thể thao…)và các hoạt động giáo dục trong các trường chuyên môn dạy trẻ em khuyết tật có chương trìnhtương đương cấp tiểu học;

– Hoạt động giáo dục trong các trường thanh thiếu niên dân tộc, vùng cao, trường con em cánbộ.. .có chương trình tương đương cấp tiểu học.Việc dạy học có thể được thực hiện ở các phòng học hoặc thông qua đài phát thanh, vô tuyếntruyền hình, internet hoặc qua thư.

Loại trừ: Dạy học cho người trưởng thành được phân vào ngành 855 (Giáo dục khác).

Mã ngạch viên chức theo quy định của pháp luật:

Để dễ dàng nhận biết cũng như là thuận tiện hơn trong việc tính lương thưởng cũng như các chế độ khác của viên chức, mỗi ngành nghề đều có quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức. Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ chuyên ngành ban hành thông tư liên tịch quy định về mã ngạch của viên chức, cụ thể từng loại mã ngạch viên chức mới nhất hiện nay được quy định như sau:

+ Ngạch viên chức chuyên ngành mỹ thuật

– Họa sĩ hạng I – Mã số: V.10.08.25

– Họa sĩ hạng II – Mã số: V.10.08.26

– Họa sĩ hạng III – Mã số: V.10.08.27

– Họa sĩ hạng IV – Mã số: V.10.08.28

+ Ngạch viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở

Nhóm chức danh phương pháp viên, bao gồm:

– Phương pháp viên hạng II – Mã số: V.10.06.19

– Phương pháp viên hạng III – Mã số: V.10.06.20

– Phương pháp viên hạng IV – Mã số: V.10.06.21

Nhóm chức danh hướng dẫn viên văn hóa, bao gồm:

– Hướng dẫn viên văn hóa hạng II – Mã số: V.10.07.22

– Hướng dẫn viên văn hóa hạng III – Mã số: V.10.07.23

– Hướng dẫn viên văn hóa hạng IV – Mã số: V.10.07.24

+ Ngạch viên chức chuyên ngành xây dựng

Nhóm chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, bao gồm:

– Kiến trúc sư hạng I – Mã số: V.04.01.01

– Kiến trúc sư hạng II – Mã số: V.04.01.02

– Kiến trúc sư hạng III – Mã số: V.04.01.03

Nhóm chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên, bao gồm:

– Thẩm kế viên hạng I – Mã số: V.04.02.04

– Thẩm kế viên hạng II – Mã số: V.04.02.05

– Thẩm kế viên hạng III – Mã số: V.04.02.06

– Thẩm kế viên hạng IV – Mã số: V.04.02.07

+ Ngạch viên chức của các chức danh viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông

– Biên tập viên hạng I – Mã số: V.11.01.01;

– Biên tập viên hạng II – Mã số: V.11.01.02;

– Biên tập viên hạng III – Mã số: V.11.01.03.

– Phóng viên hạng I – Mã số: V.11.02.04;

– Phóng viên hạng II – Mã số: V.11.02.05;

– Phóng viên hạng III – Mã số: V.11.02.0k6.

– Biên dịch viên hạng I – Mã số: V.11.03.07;

– Biên dịch viên hạng II – Mã số: V.11.03.08;

– Biên dịch viên hạng III – Mã số: V.11.03.09.

– Đạo diễn truyền hình hạng I –  Mã số: V.11.04.10;

– Đạo diễn truyền hình hạng II – Mã số: V.11.04.11;

– Đạo diễn truyền hình hạng III – Mã số: V.11.04.12.

+ Ngạch viên chức chuyên ngành di sản văn hóa

– Di sản viên hạng II – Mã số: V.10.05.16

– Di sản viên hạng III – Mã số: V.10.05.17

– Di sản viên hạng IV – Mã số: V.10.05.18

+ Ngạch viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh

Nhóm chức danh đạo diễn nghệ thuật, bao gồm:

– Đạo diễn nghệ thuật hạng I – Mã số: V.10.03.08

– Đạo diễn nghệ thuật hạng II –  Mã số: V.10.03.09

– Đạo diễn nghệ thuật hạng III – Mã số: V.10.03.10

– Đạo diễn nghệ thuật hạng IV – Mã số: V.10.03.11

Nhóm chức danh diễn viên, bao gồm:

– Diễn viên hạng I – Mã số: V.10.04.12

– Diễn viên hạng II – Mã số: V.10.04.13

–  Diễn viên hạng III – Mã số: V.10.04.14

– Diễn viên hạng IV – Mã số: V.10.04.15

+ Ngạch viên chức chuyên ngành chăn nuôi và thú y

Chức danh chẩn đoán bệnh động vật, bao gồm:

– Chẩn đoán viên bệnh động vật hạng II – Mã số: V.03.04.10

– Chẩn đoán viên bệnh động vật hạng III – Mã số: V.03.04.11

– Kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật hạng IV – Mã số: V.03.04.12

Chức danh kiểm tra vệ sinh thú y, bao gồm:

– Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng II – Mã số: V.03.05.13

– Kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III – Mã số: V.03.05.14

– Kỹ thuật viên kiểm tra vệ sinh thú y hạng IV – Mã số: V.03.05.15

Chức danh kiểm nghiệm thuốc thú y, bao gồm:

– Kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng II – Mã số: V.03.06.16

– Kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng III – Mã số: V.03.06.17

– Kỹ thuật viên kiểm nghiệm thuốc thú y hạng IV – Mã số: V.03.06.18

Chức danh kiểm nghiệm chăn nuôi, bao gồm:

– Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng II – Mã số: V.03.07.19

– Kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng III – Mã số: V.03.07.20

– Kỹ thuật viên kiểm nghiệm chăn nuôi hạng IV – Mã số: V.03.07.21

+ Ngạch viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật

– Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II – Mã số: V.03.01.01

– Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III – Mã số: V.03.01.02

– Kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV – Mã số: V.03.01.03

Chức danh giám định thuốc bảo vệ thực vật

– Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II – Mã số: V.03.02.04

– Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III – Mã số: V.03.02.05

– Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV – Mã số: V.03.02.06

Chức danh kiểm nghiệm cây trồng

– Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II – Mã số: V.03.03.07

– Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III – Mã số: V.03.03.08

– Kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV – Mã số V.03.03.09

+ Ngạch viên chức chức danh nghề nghiệp dược

– Dược sĩ cao cấp (hạng I) – Mã số: V.08.08.20

– Dược sĩ chính (hạng II) – Mã số: V.08.08.21

– Dược sĩ (hạng III) – Mã số: V.08.08.22

– Dược hạng (IV) – Mã số: V.08.08.23

+ Ngạch viên chức chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ

Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:

– Bác sĩ cao cấp (hạng I) – Mã số: V.08.01.01

– Bác sĩ chính (hạng II) – Mã số: V.08.01.02

– Bác sĩ (hạng III) – Mã số: V.08.01.03

Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:

– Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) – Mã số: V.08.02.04

– Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) – Mã số: V.08.02.05

– Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) – Mã số: V.08.02.06

– Y sĩ hạng IV – Mã số: V.08.03.07

+ Ngạch viên chức chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thư viện

– Thư viện viên hạng II – Mã số: V.10.02.05

– Thư viện viên hạng III – Mã số: V.10.02.06

– Thư viện viên hạng IV – Mã số: V.10.02.07

+ Ngạch viên chức chức danh nghề nghiệp chuyên ngành lưu trữ

– Lưu trữ viên chính (hạng II) – Mã số: V.01.02.01

– Lưu trữ viên (hạng III) – Mã số: V.01.02.02

– Lưu trữ viên trung cấp (hạng IV) – Mã số: V.01.02.03

+ Ngạch viên chức chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thể dục thể thao

– Huấn luyện viên cao cấp (hạng I) – Mã số: V.10.01.01.

– Huấn luyện viên chính (hạng II) – Mã số: V.10.01.02.

– Huấn luyện viên (hạng III) – Mã số: V.10.01.03.

– Hướng dẫn viên (hạng IV) – Mã số: V.10.01.04.

+ Ngạch viên chức chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khoa học và công nghệ

Nhóm chức danh nghiên cứu khoa học bao gồm:

– Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) – Mã số: V.05.01.01

– Nghiên cứu viên chính (hạng II) – Mã số: V.05.01.02

– Nghiên cứu viên (hạng III) – Mã số: V.05.01.03

– Trợ lý nghiên cứu (hạng IV) – Mã số: V.05.01.04

Nhóm chức danh công nghệ bao gồm:

– Kỹ sư cao cấp (hạng I) – Mã số: V.05.02.05

– Kỹ sư chính (hạng II) – Mã số: V.05.02.06

– Kỹ sư (hạng III) – Mã số: V.05.02.07

– Kỹ thuật viên (hạng IV) – Mã số: V.05.02.08

+ Ngạch viên chức chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

Nhóm chức danh điều dưỡng, bao gồm:

– Điều dưỡng hạng II – Mã số: V.08.05.11

– Điều dưỡng hạng III – Mã số: V.08.05.12

– Điều dưỡng hạng IV – Mã số: V.08.05.13

Nhóm chức danh hộ sinh, bao gồm:

– Hộ sinh hạng II – Mã số: V.08.06.14

– Hộ sinh hạng III – Mã số: V.08.06.15

– Hộ sinh hạng IV – Mã số: V.08.06.16

Nhóm chức danh kỹ thuật y, bao gồm:

– Kỹ thuật y hạng II – Mã số: V.08.07.17

– Kỹ thuật y hạng III – Mã số: V.08.07.18

– Kỹ thuật y hạng IV – Mã số: V.08.07.19

+ Ngạch viên chức là giáo viên mầm non

– Giáo viên mầm non hạng III: Mã số: V.07.02.26

– Giáo viên mầm non hạng II: Mã số: V.07.02.25

– Giáo viên mầm non hạng I: Mã số: V.07.02.24

+ Ngạch viên chức là giáo viên tiểu học

– Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số: V.07.03.29

– Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số: V.07.03.28

– Giáo viên tiểu học hạng I – Mã số: V.07.03.27

+ Ngạch viên chức là giáo viên trung học cơ sở

– Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số: V.07.04.32

– Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số: V.07.04.31

– Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số: V.07.04.30

+ Ngạch viên chức là giáo viên trung học phổ thông

– Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số: V.07.05.15

– Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số: V.07.05.14

– Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số: V.07.05.13

+ Ngạch viên chức là giảng viên giảng dạy trong cơ sở giáo dục đại học công lập

– Giảng viên cao cấp (hạng I) – Mã số: V.07.01.01

– Giảng viên chính (hạng II) – Mã số: V.07.01.02

– Giảng viên (hạng III) – Mã số: V.07.01.03

– Trợ giảng (hạng III) – Mã số: V.07.01.23

+ Ngạch viên chức là giáo viên các trường dự bị đại học công lập

– Giáo viên dự bị đại học hạng I – Mã số: V.07.07.17

– Giáo viên dự bị đại học hạng II – Mã số: V.07.07.18

– Giáo viên dự bị đại học hạng III – Mã số: V.07.07.19

+ Ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp công lập

Mã ngạch viên chức là giảng viên giáo dục nghề nghiệp:

– Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) – Mã số: V.09.02.01

– Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) – Mã số: V.09.02.02

– Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) – Mã số: V.09.02.03

– Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) – Mã số: V.09.02.04

Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp:

– Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I – Mã số: V.09.02.05

– Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II – Mã số: V.09.02.06

– Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III – Mã số: V.09.02.07

– Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III – Mã số: V.09.02.08

– Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV – Mã ngạch: V.09.02.09