Nên Truyền Nước Khi Nào

Nên Truyền Nước Khi Nào

Người bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước (hay truyền đạm, truyền nước biển theo cách gọi của nhiều người dân) là vấn đề được quan tâm. Nhiều người cho rằng truyền dịch có thể giúp cải thiện mệt mỏi nhanh chóng. Vậy, suy nhược cơ thể có nên truyền nước biển không?

Người bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước (hay truyền đạm, truyền nước biển theo cách gọi của nhiều người dân) là vấn đề được quan tâm. Nhiều người cho rằng truyền dịch có thể giúp cải thiện mệt mỏi nhanh chóng. Vậy, suy nhược cơ thể có nên truyền nước biển không?

Suy nhược cơ thể nên truyền gì?

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cho người bệnh suy nhược cơ thể truyền dịch (hay còn gọi là truyền nước) để kịp thời cung cấp thêm dưỡng chất nhằm mục đích giúp cải thiện tình trạng suy nhược. Truyền dịch là phương pháp dẫn truyền một số chất cần thiết vào trong cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Dịch truyền có thể là dung dịch đường, vitamin, chất điện giải, đạm (axit amin), nước muối (NaCl 0,9%)… Do đó, suy nhược cơ thể truyền gì phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, nếu cần thiết.

Trường hợp không được chỉ định truyền nước

Một số trường hợp thường không được bác sĩ chỉ định truyền dịch vì tiềm ẩn gây nguy hiểm đến sức khỏe, điển hình như:

Người mệt mỏi có nên truyền đạm không?

Người bị mệt mỏi nếu có thể tự ăn uống thường không cần truyền đạm hay truyền dịch. Tình trạng mệt mỏi, uể oải có thể được cải thiện bằng cách bổ sung dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để hồi phục thể trạng.

Lưu ý: Việc tự ý truyền dịch khi chưa có chỉ định từ bác sĩ có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Thăm khám và điều trị tại Chuyên khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Tóm lại, vấn đề bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước hay không tùy thuộc vào từng trường hợp với chỉ định của bác sĩ. Suy nhược cơ thể là tình trạng nguy hiểm có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Vì vậy, khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu nghi ngờ bị suy nhược cơ thể, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Suy nhược cơ thể nên truyền gì (dịch truyền có thể chứa các dưỡng chất khác nhau) để giúp cải thiện triệu chứng, nhanh hồi phục sức khỏe là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy khi nào người bệnh suy nhược cơ thể nên và không nên truyền dịch? Cần lưu ý gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.CKI Nguyễn Thị Đào Tiên – Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Tình trạng suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là tình trạng suy yếu sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Khi bị suy nhược cơ thể, người bệnh luôn trong trạng thái thiếu năng lượng, mệt mỏi và uể oải. Người bị suy nhược cơ thể thường suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công hoặc làm tăng nặng các bệnh sẵn có. Tình trạng suy nhược cơ thể cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp có thể được truyền nước

Một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định truyền dịch qua đường tĩnh mạch như:

Người suy nhược có nên tự ý truyền dịch tại nhà?

Người bệnh suy nhược cơ thể chỉ nên truyền dịch theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý truyền dịch tại nhà để tránh gặp phải các phản ứng bất lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Trong và sau quá trình truyền dịch có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Nguy cơ xảy ra sốc phản vệ ở người tự truyền dịch tại nhà cao hơn bình thường, nguyên nhân là do: truyền không đúng loại dịch, đâm kim quá nhanh, cơ địa dị ứng với những thành phần trong dịch truyền, không có bác sĩ, nhân viên y tế cũng như các trang thiết bị để xử trí trong trường hợp khẩn cấp.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Khoa Nội tổng hợp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Tóm lại, suy nhược cơ thể nên truyền gì phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Dịch truyền cho người suy nhược cơ thể sẽ được bác sĩ cân nhắc lựa chọn sau khi tiến hành thăm khám cho người bệnh kỹ lưỡng. Ngay khi có dấu hiệu suy nhược cơ thể, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám.

Bệnh nhân không được tự ý truyền nước mà phải trải qua quá trình xét nghiệm máu và chỉ định từ bác sĩ.

"Vợ tôi có thói quen hễ cứ mệt là vào phòng khám nhờ truyền nước, truyền dịch", anh Nguyễn Văn Sơn (Hà Nội) cho biết. Nhiều lần vợ đi làm về mệt, có dấu hiệu sốt, anh muốn đưa đi viện khám nhưng vợ không đồng ý, bảo "ra phòng truyền nước là được, vừa đỡ tốn kém lại khỏe nhanh". Quả thật, mỗi khi truyền xong, thấy vợ tỉnh táo hơn, tâm lý thoải mái nên anh Sơn không còn lo lắng.

Về sau, vợ anh thường xuyên bị mệt, tần suất truyền nước càng nhiều. Tuy nhiên không những chị không khỏe hơn mà cơ thể có dấu hiệu mệt lả, mồ hôi nhễ nhại, sắc mặt tái nhợt, xuất hiện những vết tiêm thâm nơi cánh tay. Anh Sơn cương quyết đưa vợ đến bệnh viện khám. Bác sĩ cho biết vợ anh bị sốc nhẹ do lạm dụng truyền dịch. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng. Cùng với đó, cánh tay bị viêm tĩnh mạch, nếu để lâu còn nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm.

“Tôi không nghĩ là truyền dịch thôi lại nguy hiểm như thế”, anh Sơn chia sẻ.

Cũng như vợ anh Sơn, rất nhiều người hiện nay có tâm lý hơi mệt, hơi mất ngủ là đi truyền nước biển. Thậm chí, có người hoàn toàn khỏe mạnh cũng đi truyền nước với lý do tăng sức đề kháng cho cơ thể. Có người lạm dụng truyền nước hoa quả (vitaplex) để “đẹp da”. Nhiều người sau vài lần truyền nước thấy khỏe lại thường khuyên người khác làm tương tự. Ở một số bệnh viện, bác sĩ khi tiếp nhận bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, cơ thể suy nhược cũng cho truyền nước mà không qua xét nghiệm.

Bác sĩ Hoàng Hồng Vân ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết, tự ý truyền dịch mà không có chỉ định của bác sĩ dễ dẫn đến nguy cơ bị tai biến như phù chỗ tiêm, đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch do nhiễm trùng hoặc kim lệch khỏi tĩnh mạch. Đưa vào cơ thể một lượng lớn các chất điện giải, chất dinh dưỡng có thể làm rối loạn về chuyển hóa, gây hiện tượng phù ở tim, thận… Nguy hiểm hơn là nguy cơ sốc phản vệ, dẫn tới tử vong.

Bác sĩ cho biết, nhiều người đang truyền dịch đột nhiên lạnh run, sốt, toát mồ hôi, nặng hơn là tụt huyết áp, hôn mê, dẫn tới tim ngừng đập. Nguyên nhân do dịch truyền chạy quá nhanh, truyền với liều lượng lớn trong khi thể trạng cơ thể không thích ứng được, không qua các xét nghiệm trước đó.

- Bác sĩ trước khi truyền dịch cho bệnh nhân phải xét nghiệm máu để biết chỉ số trung bình về đường, muối, các chất điện giải trong máu, quyết định có nên truyền dịch cho bệnh nhân hay không và truyền với liều lượng thế nào.

- Bệnh nhân không tự ý đến cơ sở y tế, quầy dược hoặc mời bác sĩ về nhà truyền dịch khi chưa được khám chữa và kết luận từ bác sĩ.

- Trong quá trình truyền nên cho dịch chảy chậm và bác sĩ phải thường xuyên theo sát bệnh tình bệnh nhân.

- Trẻ bị sốt không truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não. Bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh tim mạch hay có bệnh lý về phổi cần hết sức cẩn thận khi truyền dịch.

- Cơ thể gầy yếu, chán ăn, cần xem lại chế độ ăn, nghỉ, làm việc, tập luyện cho thích hợp. Trong trường hợp còn ăn uống được thì nên bổ sung bằng các thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa… Cách này tốt và an toàn hơn truyền dịch.

- Tại các cơ sở y tế phải có thuốc cấp cứu chống choáng, sốc, để nếu không may tai biến xảy ra có thể cứu chữa bệnh nhân kịp thời.

- Khi đang truyền dịch, cơ thể có biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, phù chỗ tiêm... phải báo ngay nhân viên y tế để kịp thời xử trí, tránh những hậu quả nguy hiểm hơn.

- Truyền dịch phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí tai biến trong khi truyền, hạn chế thực hiện tại nhà, trên đường, trên phương tiện giao thông.