CO Form E viết tắt của Certificate of Origin Form E là chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc theo hiệp định ACFTA dùng để giảm thuế nhập khẩu.
CO Form E viết tắt của Certificate of Origin Form E là chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Trung Quốc theo hiệp định ACFTA dùng để giảm thuế nhập khẩu.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO B là loại C/O cấp cho hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam và xuất khẩu sang các nước trên thế giới với các điều kiện sau:
+ Không có ưu đãi GSP tại nước nhập khẩu
+ Nước nhập khẩu có GSP nhưng không dành ưu đãi cho Việt Nam
+ Nước nhập khẩu được hưởng hệ thống ưu đãi GSP và ưu đãi cho Việt Nam nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn quy định trong hệ thống.
+ C/O Mẫu B dùng cho hàng hóa xuất khẩu sang tất cả các nước, được cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi (ví dụ: Kuwait, Ả Rập Xê Út…)
Để xin được C/O form B thì doanh nghiệp phải đáp ứng được 1 trong 3 tiêu chí như sau:
Tiêu chí chuyển đổi phân nhóm (CTSH)
Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị (LVC)
Tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO)
– Tiêu chí Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTSH):
Đây là tiêu chí xác định sự thay đổi về mã số HS code của hàng hóa khi xuất khẩu (Change of Tariff SubHeading), chúng yêu cầu tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua quá trình chuyển đổi mã HS ở cấp độ 6 chữ số.
– Tiêu chí Tỷ lệ phần trăm của giá trị (LVC):
+ LVC – Tỷ lệ phần trăm của giá trị là tiêu chí xác định phần giá trị gia tăng sản phẩm có được sau khi một quốc gia sản xuất, chế biến, gia công các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia đó
+ Lưu ý rằng, phần giá trị gia tăng này phải đạt được ít nhất 30% tổng giá trị hàng hóa được sản xuất, doanh nghiệp có thể tính theo công thức trực tiếp hoặc gián tiếp
– Các tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy (WO):
Theo Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Bộ Công Thương (Quy định về xuất xứ hàng hóa), hàng hóa được công nhận có xuất xứ thuần túy từ một quốc gia sẽ thuộc một trong những trường hợp sau:
– Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng thu hoạch tại quốc gia đó.
– Động vật sống, sinh ra và được nuôi dưỡng tại quốc gia đó.
– Các sản phẩm từ động vật sống tại khoản 2 thông tư này.
– Các sản phẩm có được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt,… quốc gia đó.
– Khoáng sản, các chất sản sinh tự nhiên không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 . Các sản phẩm được chiết xuất từ đất, nước, đáy biển… của quốc gia đó.
– Các sản phẩm có được từ nước, đáy biển, dưới đáy biển tại vùng lãnh hải quốc gia đó được phép khai thác theo luật quốc tế.
– Hải sản, sản phẩm được đánh bắt từ bằng tàu được đăng ký với quốc gia đó và treo cờ quốc gia đó.
– Các sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu bằng các sản phẩm nêu tại khoản 7.
– Các sản phẩm tại vùng lãnh thổ đó mà không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không có khả năng khôi phục hay sửa chữa và chỉ có thể vứt bỏ hoặc trở thành nguyên liệu thô, sử dụng cho mục đích tái chế.
– Hàng hóa có được hoặc được sản xuất bằng các nguyên liệu, sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 (sản xuất tại quốc gia đó).
Trước hết, doanh nghiệp (xuất khẩu) cần phải đăng ký tài khoản trên hệ thống COMIS của VCCI. Sau đó, chuẩn bị hồ sơ bản cứng như sau:
– Vận đơn đường biển – Bill of Lading
– Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói – Packing List
– Tờ khai hải quan (đã thông quan)
– Bản giải trình quy trình sản xuất: Sao y bản chính (Giải trình quy trình sản xuất ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đầu vào)
– Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Sao y bản chính (Thể hiện rõ trong sản phẩm có bao nhiêu % nguyên liệu A, bao nhiêu % nguyên liệu B)
– Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu: Sao y bản chính (trong trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu (trong trường hợp doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu)
– Hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu: Sao y bản chính + mang bản gốc để đối chiếu (trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu là công ty thương mại, không trực tiếp sản xuất mà mua sản phẩm về đề xuất khẩu đi)
Dưới đây là tóm tắt quy trình xin cấp C/O form B trong các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đi các nước:
– Bước 1: Tạo tài khoản trên trang điện tử của VCCI http://comis.covcci.com.vn (đối với Doanh nghiệp lần đầu đề nghị cấp C/O tại VCCI);
– Bước 2: Sau khi đăng nhập vào tài khoản trên trang điện tử của VCCI, Doanh nghiệp tạo danh sách các Công ty nhập khẩu thông qua chức năng “Quản lý công ty NK”; nếu phát sinh thêm thông tin về Công ty nhập khẩu, đề nghị các Doanh nghiệp xuất khẩu khai báo bổ sung trên trang điện tử của VCCI (mọi thắc mắc trong quá trình kê khai trên trang điện tử: http://comis.covcci.com.vn, Doanh nghiệp liên hệ với cán bộ phụ trách của Tổ cấp C/O);
Quy trình xin cấp C/O form B [Nguồn: Sưu tầm]
Quy trình xin cấp C/O form B [Nguồn: Sưu tầm]
– Bước 3: Thực hiện khai báo, tải các tệp tin và gửi hồ sơ đề nghị cấp C/O mẫu B cho hàng hóa xuất khẩu sang ASEAN trên trang điện tử https://vnsw.gov.vn/ của CTTMCQG;
– Bước 4: Sau khi trạng thái của Hồ sơ là “Đã gửi hồ sơ”, Doanh nghiệp thông báo qua điện thoại hoặc thư điện tử danh sách số C/O đến cán bộ phụ trách của Tổ cấp C/O để được xét duyệt hồ sơ;
– Bước 5: Sau khi trạng thái của Hồ sơ là “Đồng ý cấp phép”, Doanh nghiệp chỉ cần mang bộ C/O (gồm bản gốc và các bản sao đã in số C/O và đầy đủ thông tin như khai báo qua CTTMCQG) lên Tổ cấp C/O để được ký, đóng dấu.
Hiện nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đơn vị được Bộ Công thương ủy quyền cấp C/O form B với các chi nhánh có mặt tại nhiều thành phố.
Doanh nghiệp sẽ đăng ký cấp và kê khai C/O tại trang web: http://comis.covcci.com.vn
Thời gian xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng háo CO form B thường mất khoảng là 1-2 ngày (không kể thời gian phát sinh). Tuy nhiêu, doanh nghiệp cần phải đảm bảo chuẩn bị hồ sơ chính xác, đầy đủ, tránh trường hợp bị bác hồ sơ.
Thời hạn trả C/O form B theo quy định:
+ Thời gian nhận hồ sơ: Sáng 7h30 – 11h00, Chiều 13h30 – 16h00
+ Thời gian trả hồ sơ: Sáng 8h00 – 11h30, Chiều 14h00 – 16h30.
CO Form E 3 bên áp dụng với các trường hợp mua bán 3 bên, có 1 bên người bán là nước ngoài khác Trung Quốc và hàng được gửi đi từ Trung Quốc.
Khi mua hàng và có khai báo CO 3 bên, bạn lưu ý để tránh bị bác CO (hải quan không chấp nhận CO) lí do CO ủy quyền. Vngrow chia sẻ cách làm CO FORM E 3 bên hợp lệ.
– Trước khi tiến hành làm thủ tục cấp CO mẫu B cần phải tìm hiểu kỹ về tiêu chí xuất xứ form B.
– Trong một số trường hợp cần thiết phải làm rõ xuất xứ hàng hóa. Cơ quan có thẩm quyền cấp CO là VCCI sẽ yêu cầu xuất trình thêm một số giấy tờ khác như:
+ Công văn giải trình vấn đề cụ thể nào đó
+ Hoặc có thể là các mẫu vật, mẫu hình của sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu
+ Hoặc cũng có thể tiến hành kiểm tra thực tế quá trình sản xuất.
– Một số đơn vị xin cấp CO mẫu B lần đầu phải lập và nộp thêm Hồ sơ đơn vị CO. Bên cạnh đó những thay đổi trong quá trình hoạt động phải được thông báo kịp thời để bổ sung vào hồ sơ cho hoàn chỉnh.
– Hồ sơ CO mẫu B phải được lưu đầy đủ tối thiểu 5 năm và cần lưu bản copy mộc đỏ do VCCI cấp.
– Ngày ký của người xuất khẩu phải sớm hơn hoặc bằng ngày cấp CO form B và phải bằng hoặc muộn hơn ngày của các chứng từ khác trong bản khai báo C/O.
– Đối với doanh nghiệp, người được ủy quyền ký là người phụ trách hoặc người được người phụ trách ủy quyền ký. Chữ ký phải được in trực tiếp và đóng dấu rõ ràng chức danh, dấu công ty và tên.
– C/O phải được sử dụng đúng mẫu, phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng quy định, sạch sẽ, rõ ràng và không tẩy xóa.
– Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý:
BY SEA/BY AIR: Tên và số chuyến phương tiện vận chuyển;
Cảng bốc và Cảng dỡ. (Trước đây không nhập ngày tàu chạy vẫn được)
Có thêm HS code tối thiểu 6 số.
Không cần nhập số tờ khai và ngày tờ khai (nếu nhập cũng không sao).
Dưới đây là 1 số nội dung được kê khai trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form B:
Dưới đây là biểu mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form B:
Dưới đây là bảng các mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO phổ biến, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt các thông tin để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu trong dài hạn: