Các Hình Thức Kinh Doanh Cơ Sở Lưu Trú Ở Việt Nam

Các Hình Thức Kinh Doanh Cơ Sở Lưu Trú Ở Việt Nam

Các loại Cơ sở lưu trú, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trong năm 2024 được thực hiện theo quy định tại Luật Du lịch 2017.

Các loại Cơ sở lưu trú, điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trong năm 2024 được thực hiện theo quy định tại Luật Du lịch 2017.

Motel - Một trong các loại cơ sở lưu trú phổ biển

Motel được hiểu đơn giản là nhà nghỉ, nó thường phục vụ nhu cầu lưu trú ngắn hạn nên quy mô nhỏ và điều kiện cơ sở vật chất không được chú trọng đầu tư nhiều.

Một số đặc điểm của cơ sở lưu trú là gì đối với mô hình hostel này: Giá rẻ, số phòng và giường ít, thiết kế như ký túc xá và giá thành rất rẻ.

Homestay là mô hình nhà nghỉ bình dân như nhà ở của người dân. Mô hình lưu trú này được khách du lịch rất yêu thích vì nó dân dã, gần gũi, giúp du khách hiểu rõ được đời sống, văn hóa địa phương.

Tùy vào từng mô hình mà điều kiện của các cơ sở lưu trú du lịch là gì cũng sẽ khác nhau

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch năm 2024

Căn cứ Điều 49 Luật Du lịch 2017, việc kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trong năm 2024 cần đáp ứng những điều kiện như sau:

- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh lưu trú đối với xã hội

- Giúp thu hút và tạo việc làm cho một lượng lớn người lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm phục vụ lưu trú du lịch. Qua đó góp phần giải quyết các tình trạng thất nghiệp cho xã hội

- Là nơi tuyên truyền, quảng cáo về đất nước, văn hóa và con người sở tại

- Khi kinh doanh lưu trú du lịch phát triển sẽ kéo theo việc chuyển đổi các cơ cấu kinh tế để phục vụ và cung ứng cho sự phát triển của lưu trú du lịch

- Ngoài ra, việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ du lịch… sẽ mang đến nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thu nhập ổn định cho cư dân nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh phục vụ lưu trú.

Với thông tin chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại hình cơ sở lưu trú cũng như có cái nhìn tổng quan về ngành du lịch của nước ta. Để biết thêm những thông tin liên quan, vu lòng truy cập vào website: isocert.org.vn hoặc liên hệ đến hotline: 0976.389.199 để được giải đáp nhanh chóng nhất!

Tham khảo thêm các dịch vụ mà ISOCERT cung cấp:

Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch được quy định tại Điều 48 Luật Du lịch 2017, bao gồm: Khách sạn; biệt thự du lịch; căn hộ du lịch; tàu thủy lưu trú du lịch; nhà nghỉ du lịch; nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; bãi cắm trại du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Trong đó: Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, bao gồm khách sạn thành phố (city hotel), khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort), khách sạn nổi (floating hotel), khách sạn bên đường (motel).

Biệt thự du lịch (tourist villa) là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.

Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ 10 căn hộ du lịch trở lên được gọi là khu căn hộ du lịch.

Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.

Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.

Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.

Các cơ sở lưu trú du lịch khác gồm tàu thủy du lịch, tàu hỏa du lịch, ca-ra-van (caravan), lều du lịch.

Để kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, chủ thể kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu:

- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu cơ sở lưu trú là gì, nó gồm có những loại hình nào. Những hiểu biết biết này sẽ giúp bạn hình dung rõ về các loại hình lưu trú để có sự lựa chọn phù hợp nhất khi đi du lịch, nghỉ dưỡng.

Biệt thự du lịch (Tourist villa)

Là biệt thự có các trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ 3 biệt thự du lịch trở lên thì được gọi là cụm biệt thự du lịch.

Quy định về kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch

Căn cứ Điều 29 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, việc kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:

(i) Trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch về những nội dung sau:

- Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch.

- Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật.

- Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại Mục 2 nêu trên và Nghị định 168/2017/NĐ-CP.

(ii) Căn cứ kế hoạch công tác được phê duyệt hoặc trong trường hợp đột xuất theo quy định của pháp luật, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm tổ chức kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc công tác kiểm tra, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải gửi thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm tra đến cơ sở lưu trú du lịch.

Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch không đáp ứng điều kiện tối thiểu tương ứng với loại hình cơ sở lưu trú du lịch theo quy định tại Nghị định này, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu cơ sở lưu trú du lịch bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch phù hợp. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch.

(iii) Trong trường hợp cơ sở lưu trú nộp hồ sơ đề nghị xếp hạng cùng thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Du lịch 2017 kết hợp kiểm tra điều kiện tối thiểu và thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Theo khoản 12, Điều 3, Luật Du lịch năm 2017 có quy định “Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch”.