Kỷ Luật Wikipedia

Kỷ Luật Wikipedia

Vụ kỷ luật cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là việc nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam bị đưa ra kỷ luật vì các sai phạm nghiêm trọng xảy ra trong quá trình làm việc tại Bộ Công thương thời gian từ năm 2011 đến năm 2016. Vụ việc xảy ra sau khi Ban Bí thư Việt Nam họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thi hành kỷ luật trong công tác cán bộ đối với Ban cán sự đảng Bộ Công thương và ông Vũ Huy Hoàng. Theo đó ông Vũ Huy Hoàng bị kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011 - 2016. Đồng thời với việc cách chức, Ban cán sự đảng Chính phủ Việt Nam đã giao Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Hoàng. Vụ việc này gây lúng túng và đau đầu cho các cơ quan lập pháp và hành pháp tại Việt Nam vì trước đây chưa từng có quy định của pháp luật hay tiền lệ việc xử lý kỷ luật một cán bộ cấp cao của Đảng khi đã về hưu[1][2][3]

Vụ kỷ luật cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là việc nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam bị đưa ra kỷ luật vì các sai phạm nghiêm trọng xảy ra trong quá trình làm việc tại Bộ Công thương thời gian từ năm 2011 đến năm 2016. Vụ việc xảy ra sau khi Ban Bí thư Việt Nam họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thi hành kỷ luật trong công tác cán bộ đối với Ban cán sự đảng Bộ Công thương và ông Vũ Huy Hoàng. Theo đó ông Vũ Huy Hoàng bị kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011 - 2016. Đồng thời với việc cách chức, Ban cán sự đảng Chính phủ Việt Nam đã giao Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Hoàng. Vụ việc này gây lúng túng và đau đầu cho các cơ quan lập pháp và hành pháp tại Việt Nam vì trước đây chưa từng có quy định của pháp luật hay tiền lệ việc xử lý kỷ luật một cán bộ cấp cao của Đảng khi đã về hưu[1][2][3]

Kỷ luật là gì? Kỷ luật bản thân là gì?

Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu khái niệm về kỷ luật và kỉ luật cá nhân thông qua những nội dung sau:

Kỷ luật về cơ bản được hiểu là việc tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực hoặc giá trị đã được thiết lập. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và phát triển cá nhân và nâng cao hiệu quả của tổ chức. Kỷ luật có thể được nhìn từ hai góc độ:

Kỷ luật cá nhân: Điều này liên quan đến sự kiểm soát và tự chủ trong việc quản lý hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của một người. Nó hỗ trợ hình thành thói quen tích cực, tập trung vào mục tiêu và đạt được những thành tựu lớn hơn trong cuộc sống

Kỷ luật tổ chức: Trong một tổ chức, kỷ luật có nghĩa là tuân theo các quy tắc, quy định và yêu cầu đã được thiết lập. Đó là một công cụ giúp mọi thứ được ngăn nắp, hiệu quả và nhất quán tại nơi làm việc

Kỷ luật là tuân theo những quy tắc, chuẩn mực

Kỷ luật bản thân là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi khía cạnh đều thể hiện một phần của đức tính kỷ luật cá nhân, cụ thể như sau:

Kỷ luật bản thân là khả năng tự kiểm soát bản thân

Trước tiên, kỷ luật bản thân được thể hiện qua khả năng tự kiểm soát và rèn luyện bản thân. Điều này có nghĩa là con người cần có khả năng kiểm soát những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của bản thân để phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

Kỷ luật bản thân là sự tự rèn luyện của mỗi cá nhân

Bên cạnh khả năng tự kiểm soát bản thân, kỷ luật còn được thể hiện qua khả năng tự rèn luyện của mỗi cá nhân. Con người cần rèn luyện cho mình ý chí, nghị lực để vượt qua những cám dỗ, khó khăn và thử thách trong cuộc sống để đạt được mục tiêu đề ra.

Kỷ luật bản thân là động lực cho sự thành công

Jim Rohn đã từng nói :”Kỷ luật là chìa khóa dẫn đến thành công”. Đúng vậy, kỷ luật bản thân là yếu tố quan trọng giúp con người hướng tới những thành công trong học tập, công việc và cuộc sống. Kỷ luật từ lâu đã được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp con người duy trì động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu của mình.

Xác định mục tiêu rõ ràng và phù hợp

Để duy trì kỷ luật, điều quan trọng là đặt ra những mục tiêu cụ thể và thực tế. Mục tiêu nên đủ lớn để thúc đẩy động lực nhưng cũng phải nằm trong khả năng đạt được, tránh những mục tiêu quá xa vời dễ gây nản lòng và dễ bỏ cuộc.

Một kế hoạch cụ thể với các bước rõ ràng giúp bạn tập trung vào nhiệm vụ và kiểm soát thời gian hiệu quả. Sự sắp xếp có hệ thống này giúp giảm phân tán, tối ưu hóa năng suất, và làm rõ từng bước để đạt mục tiêu.

Trì hoãn là một rào cản lớn đối với kỷ luật bản thân. Hãy hành động ngay khi đã xác định mục tiêu và có kế hoạch. Việc bắt tay vào làm ngay lập tức không chỉ tạo thói quen tốt mà còn giúp xây dựng quyết tâm, đồng thời mang lại cảm giác hài lòng khi hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ.

Cam kết thực hiện mục tiêu có thể là một động lực mạnh mẽ. Ví dụ, nếu muốn giảm cân, hãy đưa ra cam kết giảm một số kilogram nhất định mỗi tuần. Việc này sẽ thôi thúc hành động và tạo ra trách nhiệm để duy trì kỷ luật.

Làm thế nào xây dựng văn hóa kỷ luật trong doanh nghiệp?

Văn hóa kỷ luật là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có văn hóa kỷ luật tốt sẽ có đội ngũ nhân viên tuân thủ các quy định và quy trình, làm việc hiệu quả và đạt được mục tiêu chung. Có nhiều cách để xây dựng văn hóa kỷ luật trong doanh nghiệp và dưới đây là một số gợi ý:

Xây dựng bộ quy tắc ứng xử rõ ràng và minh bạch: Bộ quy tắc ứng xử cần được xây dựng dựa trên các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và phù hợp với từng loại hình kinh doanh. Bộ quy tắc này phải được phổ biến rộng rãi tới tất cả nhân viên và được thực thi nghiêm túc

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự có phẩm chất kỷ luật: Khi tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp cần chú ý đến phẩm chất kỷ luật của ứng viên. Những ứng viên có phẩm chất kỷ luật tốt sẽ có khả năng thích nghi và hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp nhanh hơn

Lãnh đạo gương mẫu và tạo môi trường làm việc kỷ luật: Lãnh đạo là tấm gương cho nhân viên noi theo. Do đó, lãnh đạo cần là người gương mẫu trong việc tuân thủ quy định và quy trình của doanh nghiệp. Ngoài ra, lãnh đạo cần tạo ra môi trường làm việc kỷ luật, trong đó mọi người được tôn trọng và có trách nhiệm với công việc của mình

Khuyến khích nhân viên tự giác tuân thủ kỷ luật: Nhân viên cần được khuyến khích tự giác tuân thủ kỷ luật. Điều này có thể được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo, khen thưởng và kỷ luật phù hợp

Việc xây dựng văn hóa kỷ luật là một quá trình lâu dài và cần sự nỗ lực của cả doanh nghiệp và nhân viên. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng cách, văn hóa kỷ luật sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những thành công bền vững.

Làm thế nào xây dựng văn hóa kỷ luật trong doanh nghiệp?

Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và kết quả. Khi có kỷ luật, chúng ta sẽ có thể dễ dàng đạt được mục tiêu của mình. Trường Doanh Nhân HBR đã chia sẻ đến độc giả những kiến thức hữu ích về tinh thần kỷ luật. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống và trong sự nghiệp sau này.

Tự kỷ ám thị (tự mình che mắt) hay tự thôi miên (Autosuggestion) tự tâm niệm là thuật ngữ đề cập đến tất cả những hình thức tự kích thích và khuyến khích bản thân qua năm giác quan của con người, là quá trình tự tâm niệm, tự khích lệ. Tự kỷ ám thị đóng vai trò cầu nối giữ một bên là phần ý thức tạo ra tư duy và một bên là phần tiềm thức tạo ra hành động. Thông qua những suy nghĩ chi phối tâm trí bấy lâu nay vẫn tồn tại trong ý thức (không quan trọng đó là những ý nghĩ tích cực hay tiêu cực), những nguyên tắc của tự kỷ ám thị sẽ chạm đến tiềm thức của con người và tác động đến tiềm thức bằng những suy nghĩ đó.[1] Trong tiếng Việt, tự kỷ ám thị là một từ ghép giữa tự kỷ và ám thị hay còn gọi là tự thôi miên.

Một thực tế rõ ràng rằng là một người luôn có xu hướng tin vào bất kỳ điều gì mà họ liên tục tự nhủ với bản thân, cho dù điều đó đúng hay không đúng. Nếu họ liên tục tự lừa dối mình bằng một quan điểm sai lầm thì đến một lúc nào đó, họ sẽ chấp nhận nó như một sự thật hiển nhiên. Bạn sẽ trở thành đúng như những gì bạn nghĩ bởi vì bạn đã để những suy nghĩ đó chi phối hoàn toàn tâm trí của bạn.[2] Những cách nghĩ mà họ cố tình gieo rắc vào tâm trí mình, khích lệ nó, cho nó hòa trộn vào những cảm xúc của mình sẽ kết thành các động lực định hướng và kiểm soát mọi động thái và hành vi làm việc của bạn,[3] ví dụ như diễn viên Eva Mendes phải tự kỷ ám thị mỗi lần chụp ảnh khỏa thân.[4]

Mặt khác, ở những vùng não, dưới tác động của tự kỷ ám thị đã phát triển một ổ ức chế bền vững, tức là những tế bào thần kinh mà hoạt động bị gián đoạn một thời gian khá lâu. Các tế bào đó thôi không nhận các tín hiệu tới và trả lời chúng nữa. Vậy có thể chữa cho những bệnh nhân như thế bằng cách áp dụng thôi miên và ám thị, hơn nữa, sự khỏi bệnh đến ngay tức khắc và làm cho người không am hiểu phải sửng sốt.[6]

Tự kỷ ám thị cũng là một trong những yếu tố kích thích con người phản ứng lại một cách tự nhiên trong tình dục.[7] Ngoài ra một cơ chế khác theo dạng tiêu cực là ám ảnh, ví dụ như một người vợ phải chịu một tác động lớn tới tâm lý (hình ảnh xấu, bạo lực, quan niệm cổ hủ, bị cưỡng dâm, hiếp dâm, lạm dụng tình dục...) có thể làm cho họ nghĩ sai về quan niệm chăn gối là xấu xa, có thể đó chỉ là nghĩa vụ. Từ đó bị tự kỷ ám thị chính mình nên khi gần nhau có thể ham muốn, nhưng khi quan hệ tình dục thì lại không cảm nhận được khoái cảm.[8]

Napoleon Hill rất đề cao vai trò của tự kỷ ám thị, coi đây là một trong những nhân tố dẫn đến thành công. Tự kỷ ám thị là một cách thức giúp chủ thể gieo vào tiềm thức của mình những suy nghĩ mang tính sáng tạo hoặc những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.[9] và theo ông này thì niềm tin vào bản thân là một trạng thái tinh thần có thể được tạo ra nhờ tự kỷ ám thị.

Những cảm xúc tích cực cần phải được đưa vào những ý nghĩ mà muốn đưa vào tiềm thức thông qua nguyên tắc tự kỷ ám thị[10] và ta có thể xây dựng tính cách bằng phép tự kỷ ám thị. Tự kỷ ám thị là một nhân tố mạnh mẽ trong quá trình xây dựng tính cách, hay nói cách khác, đó chính là nguyên tắc duy nhất để xây dựng tính cách.[11]

Vai trò của tự kỷ ám thị đã được một nhà tâm lý khác là Stephen.R.Covey chứng tỏ thông qua một ví dụ sinh động từ một câu chuyện về “Công chúa xứ Calivo”.[12]

Trong rất nhiều trường hợp, tự kỷ ám thị đã đem lại thành công cho con người ngoài sức tưởng tượng, những việc mà bản thân họ nghĩ mình không có khả năng làm được. Người ta có thể sử dụng nó như một liệu pháp để ngăn chặn và vượt qua bệnh tật. Thậm chí nó có thể đưa một con người cận kề ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, từ sự suy sụp khi nghĩ không còn khả năng cứu chữa trở lại với cuộc sống vui tươi. Tâm lý trị liệu là sự trị bệnh bằng tư tưởng, ý lực hay còn gọi là tự kỷ ám thị hoặc là “tự thôi miên”[13].

Quá trình biến khát vọng thành tiền được thực hiện thông qua hình thức tự kỷ ám thị. Đó là nguyên tắc quan trọng mà thông qua đó chủ thể có thể chạm tới những ảnh hưởng lên tiềm thức của chính mình. Những nguyên tắc khác chỉ là những công cụ đơn giản để áp dụng phép tự kỷ ám thị. Nguyên tắc tự kỷ ám thị giữ vai trò quan trọng trong nỗ lực của mình.

Theo Napoleon Hill thì: "Luật của sự tự kỷ ám thị sẽ dẫn bạn đến sự yên bình và thịnh vượng hay đưa bạn đến thung lũng của khổ đau, thất bại và cái chết, điều đó tùy thuộc người am hiểu và vận dụng nó. Luật tự kỷ ám thị sẽ lấy sự thiếu tự tin và lòng hoài nghi làm chuẩn mực để niềm tin tiềm thức của bạn dựa vào đó chuyển hóa thành những giá trị tương đương. Luật của sự tự kỷ ám thị có thể nâng bạn lên hay kéo bạn xuống tùy theo cách bạn định hướng suy nghĩ của mình"[11]. Luật của tự kỷ ám thị có thể giúp bất cứ ai vươn lên đến những tầm cao của thành công ngoài sức tưởng tượng của bản thân họ.

Theo Napoleon Hill thì sự thiếu hiểu biết về tự kỷ ám thị là lý do khiến phần lớn những người cố gắng áp dụng nguyên tắc tự kỷ ám thị không nhận được những kết quả như mong muốn, một yếu tố đó là niềm tin gắn với cảm xúc. Khả năng sử dụng biện pháp tự kỷ ám thị phụ thuộc rất lớn vào khả năng tập trung vào một khát vọng nhất định cho đến khi khả năng đó biến thành một nỗi ám ảnh cháy bỏng.

Theo ông, tự kỷ ám thị là một kỹ thuật đã được chứng minh là sẽ mang đến thành công cho mọi người nếu như được áp dụng đúng cách. Mặt khác nếu áp dụng vô nguyên tắc, nó sẽ lập tức gây nên những hiệu ứng phá hoại. Những người ngã xuống vì thất bại và kết thúc cuộc đời mình trong nghèo khó, túng quẩn và khổ cực đều do họ đã bị ảnh hưởng bởi mặt tiêu cực của nguyên tắc tự kỷ ám thị.[11] Báo giới từng đặt vấn đề đội bóng Bordeaux liên tục thất bại tại Giải vô địch Pháp do tự kỷ ám thị[14] hay như vấn đề trọng tài ở Việt Nam bị sức ép tâm lý.

Tự kỷ ám thị cũng là một trong các dấu hiệu của nỗi sợ bị đau ốm. Có thói quen sử dụng phép tự kỷ ám thị một cách tiêu cực bằng cách tìm kiếm và chờ đợi triệu chứng của đủ các loại bệnh. Thích tưởng tượng rằng mình đã mắc phải những căn bệnh và luôn luôn nói về nó như mình đang bị bệnh thật. Điều này liên quan đến chứng nghi bệnh (thuật ngữ chuyên môn chỉ về chứng tưởng tượng rằng mình đã có bệnh), thói quen hay nói về bệnh tật đến nỗi luôn trong trạng thái đón chờ bệnh đến[15].

Ngoài ra cũng có quan điểm trái ngược về ưu điểm của phép tự kỷ ám thị mà Napoleon Hill đã nêu[16], lời khuyên người đọc hãy tự tin vào bản thân bằng cách lẩm nhẩm trong đầu những câu mang tích chất tích cực như “Tôi sẽ thành công” sẽ chỉ làm giảm sự tự tin của những người thực hiện theo nó và kết cục là họ cảm thấy bản thân mình ngày càng tệ đi, việc lẩm nhẩm trong đầu những cụm từ tiêu cực lại mang lại lợi ích tích cực. Các chuyên gia tâm lý cho rằng cách “tự kỷ ám thị” theo hướng tích cực nhưng không có cơ sở, chẳng hạn như: “Tôi hoàn toàn hài lòng với bản thân”, chỉ là cách “ru ngủ” tạm thời đối với những người kém tự tin và khi qua “cơn buồn ngủ” họ sẽ nhanh chóng nhận ra sự thật và càng thấy bi quan hơn. Kết quả là những suy nghĩ tích cực nhanh chóng bị “chôn vùi”[17].