Video Học Sinh Vi Phạm An Toàn Giao Thông

Video Học Sinh Vi Phạm An Toàn Giao Thông

Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ các cơ quan nhà nước cũng như người dân trong bối cảnh tỉ lệ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta luôn ở mức đáng báo động. Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ được hiểu là hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ, được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thuộc nhóm các tội phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giới thiệu tới quý khách hàng về các quy định của pháp luật như sau.

Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ các cơ quan nhà nước cũng như người dân trong bối cảnh tỉ lệ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta luôn ở mức đáng báo động. Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ được hiểu là hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ, được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thuộc nhóm các tội phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giới thiệu tới quý khách hàng về các quy định của pháp luật như sau.

Cấu thành của tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ Điều 26 Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ tại Điều 260 gồm các cấu thành như sau:

Khách thể của tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ là những quy định về an toàn giao thông đường bộ là không thực hiện đúng, đầy đủ những quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Được thể hiện bằng những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu; đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng; vượt đèn đỏ,…

Hậu quả là gây ra tai nạn giao thông, thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng của người tham gia giao thông.

Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ nếu như hậu quả thiệt hại là do hành vi vi phạm của họ gây ra, hay nói cách khác là giữa hậu quả và hành vi vi phạm của người đó có quan hệ nhân quả với nhau.

Chủ thể của tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên tham gia giao thông: người điều khiển phương tiện giao thông, người sử dụng phương tiện giao thông, gười điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Tội vi phạm về an toàn giao thông đường bộ được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý và lỗi vô ý

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ.

Người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không?

Căn cứ vào quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng 24 tháng, tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm.

Người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe với thời hạn từ 22 đến 24 tháng khi thực hiện một trong các hành vi:

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về pháp luật hình sự, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Hình phạt của tội vi phạm quy định về vi phạm an toàn giao thông đường bộ Điều 26 Bộ luật Hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt chính của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và nghiêm trọng nhất là hình phạt tù.

Hình phạt cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào mức độ gây thiệt hại của cá nhân vi phạm, nếu gây ra một trong những thiệt hại sau thì sẽ chịu một trong ba hình phạt chính, cụ thể như sau:

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà cá nhân vi phạm sẽ phải chịu các hình phạt sau:

Trong trường hợp người vi phạm gây ra thiệt hại lớn và nghiêm trọng hơn các quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì sẽ phải chịu hình phạt nặng hơn. Ngoài ra, các trường hợp sau đều được coi là thuộc trường hợp phải áp dụng hình phạt tăng nặng như:

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, mà hình phạt tăng nặng sẽ là phạt tù từ 03 năm đến 15 năm.

Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu như trên thực tế, hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đã được ngăn chặn kịp thời để không xảy ra hậu quả nghiêm trọng tới mức phải chịu mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các nhóm tội phạm xâm phạm an toàn giao thông bao gồm những gì?

Ngoài tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định các nhóm tội phạm xâm phạm an toàn giao thông bao gồm các tội vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không.

Các tội phạm này được quy định từ Điều 260 cho tới Điều 284 của Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Một số tội danh nổi bật như sau: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; Tội cản trở giao thông đường bộ; Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn; Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay; Tội cản trở giao thông đường không; Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải,…

Người có hành vi xâm phạm an toàn giao thông đường bộ có phải chịu xử phạt hành chính không?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP; tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm, mà người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, như: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

Đối với những trường hợp gây hậu quả nặng nề tới mức phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.