Vay mượn xây lại căn nhà xập xệ ở quê cho bố mẹ chồng, nghĩ kiểu gì cũng được thừa kế, nhưng 5 năm sau ông bà cho bác cả.
Vay mượn xây lại căn nhà xập xệ ở quê cho bố mẹ chồng, nghĩ kiểu gì cũng được thừa kế, nhưng 5 năm sau ông bà cho bác cả.
Lưu ý: Bạn có thể xem phim Family Swap trên các kênh như Google Phim (điện thoại Android), Apple TV, iPhone/iPad, Netflix, iflix, FPT Play, Fim+ (FimPlus), ZingTV… và rất nhiều ứng dụng hỗ trợ giải trí khác. Xem chi tiết trong các link tải phim của chúng tôi dưới đây.
Thời gian đầu làm dâu xứ Hàn còn bỡ ngỡ, Huyền lo ngại về khác biệt văn hóa và lối sống, bất đồng ngôn ngữ và nhất là chuyện "mẹ chồng nàng dâu". Chị tự trấn an bản thân, suy nghĩ tích cực rằng dù sống ở bất cứ đâu, sẽ cố gắng vun vén cho cuộc sống hôn nhân gia đình.
"Tôi đặt niềm tin nơi người đàn ông mình đã chọn sẽ giúp tôi làm quen với cuộc sống mới", chị nói.
Không riêng Young Ho, cả gia đình anh đều dành sự yêu thương, bao dung và rộng lượng cho cô dâu Việt. Bà Bong Yul giúp đỡ và chỉ dạy con dâu từ những điều nhỏ nhất tới công việc lớn để chị không cảm thấy tủi thân, đỡ nhớ nhà và dần ổn định cuộc sống hôn nhân tại Hàn Quốc.
Do Huyền chưa biết nấu món ăn Hàn, bà Bong Yul sẽ phụ trách bếp núc, mang thức ăn sang nhà con trai cách 5 phút đi bộ vào mỗi cuối tuần.
Mẹ chồng "tranh" chăm sóc 2 cháu nội để con dâu có nhiều thời gian nghỉ ngơi sau sinh.
Đến khi Huyền mang thai con gái đầu lòng, mẹ chồng đặc biệt quan tâm khẩu vị của con dâu. Quan sát và biết những món chị yêu thích, bà nấu thật nhiều lần món đó. Từ đó, cả gia đình cùng "nương" theo khẩu vị của "mẹ bầu", tránh khiến chị ngửi mùi và nôn mửa.
Biết con dâu "nghén" món ăn Việt Nam, bà Bong Yul cất công tìm những quán bán phở Việt Nam rồi mua về. Còn anh Young Ho tâm lý, bảo lãnh em trai vợ Hữu Anh (27 tuổi) sang Hàn Quốc nấu món ăn quê hương cho chị gái.
Những khi anh bận công việc, bà Bong Yul đưa Huyền đi khám thai, mua sắm đồ bầu, dặn con dâu nghỉ ngơi thật nhiều.
Khi chị đến tháng thứ 8 của thai kỳ, anh Young Ho và mẹ bắt đầu mua sắm toàn bộ đồ dùng cho bà bầu và em bé, sau đó giặt sạch sẽ, gấp gọn gàng, chia ngăn nắp vào các kệ đồ.
Chị Mai Huyền bên mẹ chồng - bà Bong Yul.
Tháng 6/2022, cô dâu Việt sinh con gái đầu lòng, được chồng thu xếp chuyển vào trung tâm sau sinh với chi phí đắt đỏ 60 triệu/2 tuần. "Tôi mong vợ con được chăm sóc tốt nhất", anh Young Ho nói.
Ngày chị Huyền và con gái được về nhà, bà Bong Yul chuyển sang ở 2 tháng để chăm con dâu và cháu nội. Biết vết sinh mổ của Huyền chưa lành, đi lại khó khăn, bà đảm nhận tất cả công việc từ chăm bé, nấu ăn, đến dọn dẹp nhà cửa. Mỗi đêm, bà ngủ với cháu nội, để con dâu có nhiều thời gian nghỉ ngơi và nhanh phục hồi sau sinh.
"Em bé uống sữa gì, mặc bỉm gì, dùng khăn sữa loại nào tốt, dùng bình sữa nào phù hợp, mặc quần áo gì dễ chịu thoải mái, giấc ngủ ra sao, dùng gối nào tránh bẹp đầu… Tất tần tật mọi thứ đều được mẹ chồng tìm hiểu và lựa chọn loại tốt nhất", chị kể.
Bà Bong Yul còn tìm hiểu bệnh viện đông y, dặn con trai đưa vợ đi khám lấy thuốc uống, hạn chế đau nhức và cải thiện tuần hoàn máu.
Nhìn mẹ chồng tranh thủ chợp mắt bên cháu, con dâu Việt cảm động và bật khóc.
Tháng 7/2023, Huyền sinh bé trai thứ hai. Cũng giống lần sinh nở đầu, chị nói nhận được sự quan tâm, yêu thương và giúp đỡ của gia đình chồng và em trai.
Lần này, anh Young Ho xin nghỉ việc 3 tháng, dành toàn bộ thời gian bên vợ con. Anh chăm sóc Huyền suốt một tuần ở bệnh viện, ưu tiên cho vợ tận hưởng các dịch vụ sau sinh tốt nhất. Còn bố mẹ chồng và em trai Huyền ở nhà chăm sóc bé gái đầu.
"Bé thứ hai khá khó tính nên cả nhà vất vả thay nhau bồng bế. Qua 3 tháng, bé dần ổn định về bữa ăn và giấc ngủ, chồng tôi mới đi làm trở lại. Ngày anh đến văn phòng, tối về vẫn phụ vợ chăm con", chị kể.
Nhờ có gia đình chồng bên cạnh động viên và giúp đỡ, tinh thần mẹ bầu luôn thoải mái. Huyền cảm thấy hạnh phúc và may mắn bởi hành trình chăm con không cô đơn, không tủi thân.
Lần đầu gặp anh Young Ho tại Hà Nội vào một ngày đầu thu năm 2019, Mai Huyền ấn tượng chàng trai Hàn Quốc hiền lành, mặt chữ điền, giọng nói ấm áp, có chút ngại ngùng và dễ thương.
Khi đó, chị là trợ lý giám đốc cho một công ty giáo dục, quen anh Young Ho thông qua một người bạn chung. Chị đã mời cả hai đến văn phòng gặp mặt và nói chuyện.
Hai ngày sau cuộc gặp gỡ đó, anh Young Ho về nước tiếp tục công việc, cả hai giữ liên lạc mỗi ngày qua điện thoại.
Biết con gái quen một chàng trai Hàn Quốc, gia đình Mai Huyền đã phản đối kịch liệt. Mẹ chị khóc rất nhiều vì lo lắng cho "tình bạn đặc biệt" này. Bà không muốn con gái yêu và kết hôn với người đàn ông nước ngoài, chuyển đến sống tại một quốc gia xa lạ.
"Tết 2020, anh sẽ sang Việt Nam thăm em", Young Ho nói.
Giữ lời hứa, chàng trai một mình bay từ Hàn Quốc sang Việt Nam thăm và đón Tết cùng gia đình Huyền. Đây cũng là cơ hội chị giới thiệu người yêu với gia đình và xua đi những mặc cảm trước đó. "Mọi người dần có thiện cảm và đồng ý chuyện tình này", chị nhớ lại.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, cặp đôi yêu xa với nhiều khó khăn và thử thách. Chính trong khoảng thời gian này, Huyền cảm nhận bạn trai là người biết quan tâm, lo lắng và có trách nhiệm không chỉ với người yêu mà cả gia đình chị.
Khi Huyền phát hiện mắc bệnh nặng, phải điều trị và uống thuốc trong suốt nửa năm, Young Ho luôn động viên và an ủi từ xa. Chị từng nghĩ, nếu anh lo ngại bệnh tình và không muốn tiếp tục chuyện tình này, chị chấp nhận dừng lại.
Trái ngược với suy nghĩ đó, chàng trai Hàn Quốc sát cánh, trở thành "điểm tựa vững chắc" cho Huyền, khuyến khích chị học tiếng Hàn thật tốt để sớm đoàn tụ.
Chị còn nhận được tin nhắn từ bà Bong Yul - mẹ chồng tương lai - với nội dung: "Huyền à, con ốm phải không? Mẹ nghe Young Ho nói con ốm. Không sao cả, con đừng lo lắng, hãy ăn uống và nghỉ ngơi thật nhiều. Cả nhà vẫn luôn đợi con sang Hàn Quốc nhé. Mẹ yêu con".
"Điều đó giúp tôi có niềm tin rằng đây đúng là gia đình chồng của mình và người đàn ông có bờ vai vững chắc để tôi tựa vào từ nay về sau", chị nói. Tháng 8/2020, cặp đôi đăng ký kết hôn, người phụ nữ Việt làm thủ tục xin visa sang Hàn Quốc.
Đám cưới của anh Young Ho và chị Mai Huyền tại Việt Nam, tháng 1/2023.
Gần một năm sau, chị đoàn tụ với chồng. 5h sáng, cô dâu Việt đáp xuống sân bay Hàn Quốc, gia đình anh Young Ho đã đứng chờ sẵn. Anh và mẹ tặng chị 2 bó hoa tươi khi gặp mặt.
Đến nhà riêng của chồng, bước vào phòng ngủ, Huyền được biết mẹ chồng trước đó đã chuẩn bị tất cả, từ đồ dùng cá nhân, dầu gội, đến sữa tắm, khăn tắm...
Tháng 11/2021, vợ chồng chị tổ chức đám cưới tại Hàn Quốc. Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gia đình nhà gái không thể sang.
Đến tháng 1/2023, bố mẹ chồng không quản ngại vất vả, bay từ Hàn Quốc sang gặp thông gia và tổ chức đám cưới trọn vẹn theo truyền thống Việt Nam cho vợ chồng Huyền.
Hơn hai năm làm dâu xứ Hàn, Huyền nói vô cùng biết ơn mẹ chồng. Mỗi phút mỗi giây bà Bong Yul chăm cháu nội và con dâu, đều là những kỷ niệm đẹp trong trái tim chị.
Có những ngày em bé quấy khóc lúc 1-2h sáng, chị bật dậy chăm con. Bà Bong Yul trấn an "không sao đâu, con cứ vào ngủ đi, để mẹ chăm em bé. Con đừng lo lắng". Nhìn hình ảnh bà nội tranh thủ chợp mắt bên cháu, cô dâu Việt rơi nước mắt, thầm cảm ơn mẹ rất nhiều vì "mẹ đã quá vất vả rồi".
"Tôi lấy chồng xa quê, xa gia đình, xa người thân, một mình đến nơi xứ người làm dâu, dường như mẹ chồng hiểu được và rất thương tôi. Mẹ thật sự như người mẹ đẻ thứ 2 của tôi vậy", chị nói.
Nhìn lại toàn bộ hành trình yêu, kết hôn và sinh con, Huyền biết ơn mẹ ruột đã đồng ý chuyện tình "vượt biên giới", vượt mọi khoảng cách này, "trong tâm mẹ chỉ cần con hạnh phúc, mẹ sẽ nén nỗi nhớ nhung".
Huyền biết ơn anh Young Ho đã cho chị một gia đình trọn vẹn yêu thương. Người đàn ông không chỉ yêu vợ, mà còn tận tâm với gia đình Việt Nam của vợ; cùng chị chăm sóc và dạy dỗ những đứa con.
Hai lần cô vượt cạn, chồng đều tạm gác hết công việc để chăm sóc vợ trong bệnh viện từ A đến Z, không nề hà bất cứ việc gì.
Gia đình nhỏ 4 thành viên của anh Young Ho và chị Mai Huyền.
Huyền biết ơn bố mẹ chồng đã yêu thương cô con dâu ngoại quốc "hậu đậu, tiếng Hàn chưa giỏi, văn hóa lối sống mọi thứ phải học từ đầu".
"Bố mẹ đã rất bao dung, rộng lượng xem tôi như con gái để ân cần chăm sóc, bao bọc và hết mực yêu thương các cháu", chị nói.
Chị nhớ nhất khoảnh khắc con gái ốm, bà Bong Yul vừa bế cháu, vừa khóc, vừa gọi xe cấp cứu. Một tay bà chăm bé tới khi bé khỏe về nhà, không muốn con dâu đang bầu phải vào bệnh viện.
"Mẹ luôn dành vất vả cho bản thân", chị nói, cầu mong bố mẹ 2 bên luôn khỏe mạnh để vui hạnh phúc cùng con cháu.
"Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi gia đình thứ 2 đúng nghĩa yêu thương trọn vẹn, hạnh phúc nơi xứ người. Hàn Quốc - nơi có mùa đông lạnh giá - nhưng luôn ấm áp tình thân", Huyền nói.
Bố Là Con gái Mẹ Tôi, tựa tiếng Anh Family Swap, là siêu phẩm hài Pháp ra rạp tháng 02/2022. Với loạt tình huống dở khóc dở cười, phim Bố Là Con gái Mẹ Tôi hứa hẹn sẽ làm bùng nổ các rạp chiếu đầu năm 2022.
Chủ đề hoán đổi thân xác vốn không còn xa lạ gì với khán giả, nhưng hoán đổi linh hồn… cả gia đình thì chỉ có Bố Là Con gái Mẹ Tôi làm được. Nội dung mới lạ và mang tính giải trí cao chính là điểm cộng của bộ phim hài Pháp Le Sens de la Famille.
Phim Bố Là Con gái Mẹ Tôi là câu chuyện hoán đổi bất đắc dĩ giữa các thành viên trong gia đình nhà Morel. Ở tuổi 50, Alain Morel cảm thấy mọi thứ đều tồi tệ - công việc không suôn sẻ, người vợ thì thờ ơ còn 3 cô con gái thì cứng đầu khó bảo.
Trong chuyến đi chơi ở công viên giải trí để mừng sinh nhật con gái út, Alain đã ước anh có thể thay đổi gia đình hiện tại. Điều ước thành sự thật nhưng theo 1 cách chẳng giống ai: Linh hồn của các thành viên trong gia đình bị hoán đổi ngẫu nhiên cho nhau, kéo theo vô vàn tình huống dở khóc dở cười khác. Họ sẽ làm gì để gia đình bớt hỗn loạn? Liệu câu chuyện hoán đổi có dừng lại ở đó?
Xem phim Bố Là Con gái Mẹ Tôi để có những giờ phút xả stress cực vui bên gia đình vào dịp cuối tuần!